- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Tiêm phòng cúm có thể giúp bạn chống lại virus cúm hiệu quả
Vaccine cúm: Nên tiêm phòng vào buổi sáng
Mùa cúm sắp đến rồi! Vaccine cúm nên sử dụng loại tiêm hay xịt mũi?
Vaccine cúm: Ít hiệu quả lại gây nguy cơ tim mạch
Đừng quên vaccine cúm cho người lớn!
Chào bạn!
Tiêm phòng cúm có thể giúp bạn chống lại virus cúm mùa và virus cúm H1N1. Tiêm phòng cúm không chỉ giúp bảo vệ mẹ mà còn có thể bảo vệ bé khỏi cúm trong những tháng đầu sau sinh.
Để ngăn ngừa bệnh cúm, cách phòng tránh tốt nhất là tiêm phòng. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều phụ nữ khi mang thai thường e ngại tiêm phòng cúm và cho rằng tiêm phòng sẽ làm ảnh hưởng tới thai nhi. Việc này có thể gây nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi nếu trong thai kỳ bị nhiễm cúm. bà bầu đặc biệt dễ bị tổn thương khi mắc cúm vì hệ miễn dịch của họ suy giảm để thích ứng với thai nhi đang phát triển. Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể người mẹ không thể tự chống lại bệnh cúm dễ dàng. Bệnh có thể tiến triển nặng lên và dẫn đến viêm phổi và những vấn đề sức khỏe khác. Ngoài ra, bị cúm khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ sinh non, đặc biệt nếu người mẹ bị cúm trong 3 tháng đầu.
Về nguyên tắc vaccine cúm được điều chế từ virus cúm “đã chết” nên an toàn cho bất kỳ người nào muốn tiêm.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khuyến nghị người dân nên tiêm phòng cúm hàng năm đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ mắc cúm cao, bao gồm:
- phụ nữ mang thai (có thể tiêm phòng ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ);
- Trẻ em từ 6 tháng – 5 tuổi;
- Người già trên 65 tuổi;
- Người mắc bệnh mạn tính, có sức đề kháng kém;
- Nhân viên y tế.
Vaccine phòng cảm cúm có 2 dạng là vaccine cúm dạng tiêm và vaccine cúm dạng xịt mũi. Phụ nữ đang mang thai nên sử dụng vaccine cúm dạng tiêm bởi vaccine cúm dạng xịt mũi là có chứa virus cúm đã được làm yếu, virus này vẫn còn sống vì vậy có thể ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi.
Trong quá trình sản xuất vaccine cúm, người ta phải dùng phôi trứng gà để nuôi cấy virus, vì vậy trong thành phần vaccine có protein trứng gà. Nếu bạn bị dị ứng trứng gà bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ xem mình có nên tiêm phòng cúm không? Nếu không bị dị ứng với trứng thì bạn nên tiêm phòng cúm để loại bỏ mối nguy hiểm khi bị cúm trong thời gian mang thai.
Ngoài việc tiêm phòng cúm, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để phòng cảm cúm: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; Súc miệng và súc họng bằng nước muối sinh lý; Tránh tiếp xúc với người bị cúm; Nên ngủ đủ giấc, ăn thực phẩm bổ dưỡng và uống thật nhiều nước.
Nhiều bệnh nhân của tôi nghĩ rằng bệnh cúm không nguy hiểm và nó chỉ tương tự như cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh cúm có thể rất nguy hiểm. Ở Mỹ, có khoảng 30.000 người chết vì cúm mỗi năm vì vậy đừng đánh giá thấp nguy cơ mà bệnh cúm có thể gây ra cho bạn và em bé của bạn.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Tiến sỹ, bác sỹ Anthony Komaroff - Trường Y Harvard
Với kinh nghiệm, kiến thức y học và việc được tiếp cận với các nghiên cứu mới nhất đã giúp Tiến sỹ Komaroff giải đáp hàng ngàn câu hỏi từ bệnh nhân trong những năm qua.
Ông đã viết hơn 200 bài báo và chương sách giáo khoa và là biên tập viên cho các cuốn sách hướng dẫn chăm sóc y tế gia đình bán chạy nhất tại Mỹ.
Bình luận của bạn