Có nên sử dụng vaccine cúm dạng xịt cho trẻ?
Vaccine cúm: Nên tiêm phòng vào buổi sáng
Sẽ có vaccine cúm A/H5N1 “made in Việt Nam”
Vaccine cúm: Ít hiệu quả lại gây nguy cơ tim mạch
Đừng quên vaccine cúm cho người lớn!
Theo khuyến cáo mới của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng ngừa cúm mà không nên sử dụng vaccine cúm dạng xịt mũi vì nó không cung cấp đủ khả năng bảo vệ cơ thể chống lại virus. Nghiên cứu này được tiến hành bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, vừa được công bố hôm nay (6/9) trên tạp chí Pediatrics.
Trong nghiên cứu, số trẻ em lứa tuổi từ 2 - 17 tuổi đã sử dụng vaccine phòng cúm dạng xịt mũi, thuốc chủng ngừa này chỉ có hiệu quả 3% trong mùa cúm 2015 - 2016, trong khi sử dụng vaccine phòng ngừa cúm dạng tiêm có hiệu quả đến 63%.
TS.BS Henry H. Bernstein, Trung tâm Y tế Northwell, Hyde Park New, New York, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, tiêm phòng ngừa cúm giúp cung cấp sự bảo vệ tốt hơn, đáng kể trong mùa cúm gần đây hơn so với vaccine phòng ngừa cúm dạng xịt.
Các nhà nghiên cứu cho biết, trẻ em bị hen suyễn hoặc đái tháo đường dễ gặp phải những biến chứng nếu trẻ bị cúm. Phụ nữ có thai hoặc đang co con bú cũng được khuyến khích nên tiêm phòng ngừa cúm, bởi Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao gặp các biến chứng nếu mắc bệnh cúm.
Thời điểm tiêm ngừa cúm thích hợp nhất là trước khi vào mùa có dịch cúm xảy ra (mùa cúm thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Các trẻ nên bắt đầu được tiêm cúm trước tháng 10 và không muộn hơn tháng 10 để cung cấp giải pháp bảo vệ trẻ chống lại virus cúm trong cả mùa.
Bình luận của bạn