Có thêm công cụ mới phát triển vaccine phòng ngừa virus Zika

Ở Việt Nam, tính tới thời điểm ngày 22/11, tổng số người dương tính với virus Zika đã lên hơn 60 người

Chị em ruột cùng bị nhiễm virus Zika

9 thai phụ ở TP.HCM nhiễm virus Zika

Chỉ dẫn quan hệ tình dục an toàn ngăn ngừa lây nhiễm virus Zika

Virus Zika lan rộng 16 quận huyện Sài Gòn

Người nhiễm virus Zika có những triệu chứng nhẹ hơn bị sốt xuất huyết hoặc bệnh sốt phát ban do muỗi truyền bệnh, gồm viêm kết mạc, nhức đầu, đau cơ, đau khớp và phát ban. Bệnh không nguy hiểm đối với người bình thường, nhưng những phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Zika có thể sinh con mang dị tật đầu nhỏ - một khiếm khuyết đặc trưng của não nhỏ bất thường và kém phát triển, hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Cho tới nay các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu để bào chế loại vaccine hay thuốc đặc trị phòng chống virus Zika và ngày càng có những phát hiện mới đầy khả quan.

Ngày 22/9 vừa qua, các nhà nghiên cứu Mỹ thông báo 2 loại vaccine phòng ngừa virus Zika do Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) điều chế đã cho kết quả khả quan khi thử nghiệm trên khỉ đuôi ngắn. NIH xác nhận sau khi được tiêm 2 liều VRC5288 và VRC5283 với liều lượng khác nhau, những con khỉ thí nghiệm đã có khả năng tạo ra kháng thể chống Zika một cách hiệu quả.

Trong thông báo ngày 7/11, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Xét nghiệm y tế thuộc Viện Nghiên cứu Quân đội Walter Reed WRAIR (Mỹ) cũng cho hay đã thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người loại vaccine tinh chất được khử hoạt tính phòng ngừa virus Zika do viện này điều chế. Đây là giai đoạn đầu tiên trong 5 giai đoạn thử nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá độ an toàn cũng như khả năng phòng ngừa virus Zika của loại vaccine này.

Các vaccine này chứa một lượng nhỏ virus Zika đã được khử hoạt tính, tức là virus này không thể phát triển hoặc gây bệnh ở người. Tuy nhiên, lớp vỏ protein của virus Zika vẫn được giữ nguyên, do đó khi được tiêm vào cơ thể người, hệ miễn dịch của con người sẽ vẫn nhận ra và tạo phản ứng miễn dịch. Ba giai đoạn tiếp theo của quá trình thử nghiệm lâm sàng vaccine phòng ngừa Zika sẽ lần lượt được tiến hành vào cuối năm nay tại Đại học St. Louis, Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess và Đại học Khoa học y tế ở Puerto Rico. Theo dự kiến, sau khi hoàn thành giai đoạn thử nghiệm, loại vaccine mới này sẽ được Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) đưa vào chương trình thử nghiệm vào tháng 8/2017.

Mới đây, Tạp chí EBioMedicine đưa tin, các nhà nghiên cứu đa quốc gia đã tạo ra một công cụ mạnh mẽ được gọi là “hệ thống replicon” (theo Di truyền học, một đơn vị sao chép thống nhất được gọi là replicon) dành cho việc nghiên cứu phát triển vaccine và thuốc kháng virus Zika. Được biết, các nhà nghiên cứu đến từ Chi nhánh Y tế Đại học Texas UTMB (Mỹ), Đại học Tây Nam (Trung Quốc) và Đại học Leuven (Bỉ).

Như đã biết, virus Zika lây nhiễm vào các tế bào và sao chép tại đây mà không tiêu diệt các tế bào vật chủ rồi lây nhiễm sang nhiều tế bào khác. Vì Zika là virus RNA (+) sợi đơn thuộc họ Flaviridae, nhóm Flavivirus - cùng nhóm với virus gây bệnh sốt vàng và nhóm các virus gây viêm não. Vậy nên, hệ thống replicon trong nghiên cứu mới cũng sẽ được sử dụng rộng rãi cho phát triển vaccine phòng ngừa nhiều loại virus khác.

Tác giả chính của nghiên cứu, GS. Pei-Yong Shi cho hay, nhóm nghiên cứu đã áp dụng một hệ thống thí nghiệm tạo ra các replicon của virus Zika sau khi được loại bỏ yếu tố lây nhiễm bệnh nguy hiểm hoặc ngăn chặn sự sao chép virus, từ đó biến nó trở thành một công cụ mạnh mẽ để phát triển vaccine phòng bệnh.

“Các replicon mới được phát triển để nghiên cứu các tác nhân kháng virus tiềm năng bằng cách phân biệt giữa virus đã được tạo bản sao và virus đã được thay đổi cấu trúc của nó”, GS. Shi cho biết thêm.

Một tính năng quan trọng của hệ thống mới này là nó có thể gắn gene vào các replicon nên tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu riêng biệt những bộ phận của virus mà họ đang quan tâm.

Trong khi chờ đợi vaccine và thuốc đặc trị virus Zika, mỗi người nên tự có ý thức bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ bị lây nhiễm virus từ muỗi và các con đường khác. Tìm hiểu ngay tại đây.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm