Cục ATTP, Công an TP Hà Nội phối hợp điều tra sai phạm trong quảng cáo TPCN

Công ty TNHH thương mại quốc tế Phamaco (Gobig) có nhiều sai phạm trong quảng cáo sản phẩn TPCN

On Plaza Việt Pháp sau xử phạt quảng cáo TPCN "lố" vẫn... lố

95 cơ sở vi phạm về quảng cáo TPCN trong 7 tháng đầu năm

Bồi thường hơn 30 tỷ vì quảng cáo "lố" TPCN

Xử phạt 2 công ty vi phạm về quảng cáo TPCN

Liên quan đến vấn đề này, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm (ATTP) nêu đích danh Công ty TNHH thương mại quốc tế Phamaco (Gobig) đã sử dụng nhiều chiêu trò gian dối để bán sản phẩm. Chính xác hơn là đơn vị này đã có hành vi lừa đảo khi quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) không đúng như Cục thẩm định, cấp phép.

Công ty này đã vi phạm quy định trong quảng cáo qua việc thổi phồng công dụng của sản phẩm hay nói sai sự thật về việc sản xuất sản phẩm bằng công nghệ Mỹ, Nhật và nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi trên thực tế tại Việt Nam, số công ty sử dụng công nghệ nước ngoài là khá ít, phần lớn sản xuất tại các nhà máy ở trong nước.

Lãnh đạo Cục ATTP cũng cho biết hiện tại, tình trạng các công ty TPCN vi phạm các quy định quảng cáo tương tự là khá phổ biến, chiếm tới 50% (trong xử phạt hành chính của lĩnh vực). Trong trường hợp có công nghệ thật, các đơn vị phải gửi bằng chứng tới Cục phê duyệt, cấp phép, nội dung cấp phép sẽ được ghi trên nhãn sản phẩm.

Qua kiểm tra hồ sơ cấp giấy công bố sản phẩm, những sản phẩm như GenX, Zawa, Yakumi, GM Diet và các dòng liên quan đến những sản phẩm này…đều không có bất cứ nguyên liệu nào nhập khẩu từ nước ngoài, cũng như không sử dụng bất cứ công nghệ Mỹ, Nhật hay của nước khác để sản xuất. Tất cả các sản phẩm đều hình thành tại các nhà máy GMP theo quy định của Việt Nam.

Theo bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục ATTP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm đã quy định rõ: “Không được phép sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh; bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”.

Tienphong.vn dẫn lời lãnh đạo Cục: "Việc nhóm Gobig sử dụng nhân viên tư vấn giả mạo là bác sĩ, chuyên gia y tế để tư vấn, sau đó thổi phồng công dụng và chức năng của sản phẩm như thuốc chữa bệnh và bán hàng không có hóa đơn chứng từ, hoạt động bí ẩn trốn tránh trách nhiệm...phải gọi là lừa đảo mới đúng.

Những việc này, Cục sẽ phối hợp với cơ quan công an để xử lý".

Bà Trần Việt Nga cũng cho biết Cục ATTP đã thường xuyên phối hợp với các bên như Bộ Thông tin và Truyền thông và các mạng xã hội như Facebook, Google, Youtube…để có biện pháp ngăn chặn; yêu cầu dỡ bỏ ngay các thông tin chứa nội dung không đúng sự thật, không được cơ quan chức năng cấp phép.

Tuy nhiên cho đến nay, tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để khi các đơn vị kinh doanh TPCN sử dụng rất nhiều hình thức để đối phó.

Phương Lâm H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin