Đái tháo đường bị đau khớp chân, làm sao để cải thiện?

Biến chứng xương khớp của bệnh đái tháo đường khiến người bệnh đau đớn, khó chịu (ảnh minh họa)

Gia tăng bệnh nhân đái tháo đường nhập viện vì biến chứng bàn chân

6 dấu hiệu tố cáo đường huyết của bạn đang quá cao

Uống cà phê đen có giúp làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường?

Người bệnh đái tháo đường có thể ngừng dùng thuốc Metformin không?

Trả lời:
Chào bạn,
Triệu chứng đau xương khớp đặc biệt là ở những khớp chịu nhiều áp lực như khớp gối xảy ra rất phổ biến ở người đái tháo đường hay tiểu đường lâu năm. Hầu hết người bệnh đều cho rằng tình trạng này là do tuổi tác. Nhưng trên thực tế, biến chứng bệnh tiểu đường cũng gây ra triệu chứng tương tự.
Dấu hiệu nhận biết đau xương khớp do biến chứng tiểu đường
Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa biến chứng tiểu đường trên xương khớp và các bệnh lý khác là tình trạng viêm, sưng, nóng, đỏ. Người bệnh có biến chứng xương khớp chủ yếu sẽ có cảm giác cứng khớp ví dụ như khó xoay khớp vai, ngón tay ngón chân bị co quặp, chân tay có cảm giác nặng như đeo đá. Trong khi người bị bệnh xương khớp khác thường thấy các khớp tấy đỏ, nóng, sưng. Đặc biệt với khớp gối, người bệnh thời gian đầu sẽ không thấy tiếng lục cục trong xương khi đi lại.
Dựa trên những điểm khác biệt này và dấu hiệu mà mẹ bạn đang gặp phải, khả năng cao bác gái đang bị biến chứng xương khớp của bệnh tiểu đường. Khi này để cải thiện, bác cần áp dụng nhiều giải pháp cùng lúc.
Cách cải thiện biến chứng xương khớp do tiểu đường
Điều quan trọng đầu tiên với bất cứ biến chứng tiểu đường nào là người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết. Mặc dù biện pháp này không giúp giảm đau hay cải thiện rõ rệt các triệu chứng biến chứng nhưng ổn định đường huyết tốt sẽ giúp biến chứng không tiến triển nặng hơn. 
Nếu trong 3 tháng gần đây, bác chưa đi khám định kỳ, gia đình nên đưa bác tới viện. Tại đây, bác sẽ được kiểm tra chỉ số đường huyết và HbA1c. Nếu 2 chỉ số này cao vượt ngưỡng (thường đường máu khi đói phải nhỏ hơn 7 mmol/l, HbA1c nhỏ hơn 7%), bác sỹ sẽ điều chỉnh thuốc hạ đường huyết cho bác gái.
Vùng khớp gối là vùng chịu rất nhiều áp lực khi vận động. Vì vậy, bác cần chú ý cả trong việc vận động để tránh tạo thêm áp lực lên vùng xương khớp đang bị tổn thương này. Bài tập phù hợp nhất với bác hiện tại là tập đạp xe đạp trên không. Cụ thể: bác chỉ cần nằm thẳng, giơ cao chân và thực hiện động tác như đạp xe đạp bình thường. Động tác này vừa giúp khớp gối của bác không bị chèn ép quá nhiều, vừa hỗ trợ bác giảm đường huyết. Sau tập hoặc vào mỗi tối, bác nên kiểm tra bàn chân. Bởi người tiểu đường có biến chứng xương khớp thường dễ bị vết thương ở bàn chân. Nếu không phát hiện sớm, có thể gây loét, hoại tử.
Ngoài những giải pháp trên, nhiều người tiểu đường đã sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để cải thiện các cơn đau và triệu chứng cứng khớp tốt hơn. Trong đó phải kể đến các thảo dược chống biến chứng điển hình như Mạch Môn, Câu kỷ tử, Nhàu… Nghiên cứu cho thấy những thảo dược này có tác dụng bảo vệ thần kinh, mạch máu nuôi dưỡng khớp xương, hỗ trợ giảm lắng đọng collagen tại các khớp. Đây đều là những nguyên nhân chính gây biến chứng xương khớp ở người tiểu đường. Nhờ đó giúp phục hồi lại được khả năng vận động bình thường của cơ thể. Bạn có thể tham khảo để cho mẹ sử dụng thêm những sản phẩm này để cải thiện cơn đau xương khớp tốt hơn.
Chúc bạn và bác nhiều sức khỏe!
Dược sỹ Lê Giang

Thông tin cho bạn: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường với thành phần chính là Mạch Môn, Câu kỷ tử, Nhàu, Hoài Sơn, Alpha lipoic acid hỗ trợ phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường, hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị