Đái tháo nhạt nguy hiểm như thể nào?

Biến chứng của đái tháo nhạt bao gồm mất nước và mất cân bằng điện giải

Đi tiểu nhiều, nước tiểu nhạt màu - dấu hiệu của bệnh dễ nhầm với đái tháo đường

Mắc bệnh đái tháo nhạt chữa thế nào?

Đừng nhầm lẫn tăng natri máu và mất nước!

6 dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất nước bạn cần biết

Theo nghĩa đen “đái tháo nhạt” là bài tiết ra nhiều nước tiểu không có vị gì cả. Y học dùng thuật ngữ này để chỉ một bệnh có đặc điểm là uống nhiều và tiểu nhiều. Nó khác đái tháo đường ở chỗ không có tăng đường huyết và không có đường trong nước tiểu. Theo các bác sĩ khoa nội tiết, đái tháo nhạt là một căn bệnh chuyển hóa nguy hiểm ngang với đái tháo đường, có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người bệnh.

Khi đã nắm được những triệu chứng của đái tháo nhạt, mỗi người nên có động thái ngăn ngừa và tiến hành điều trị bệnh một cách hiệu quả để ngăn ngừa những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Đái tháo nhạt có nguy hiểm không?

Đái tháo nhạt hầu như không đe dọa tới tính mạng nếu bệnh nhân được điều trị sớm và quản lý bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không chú ý đặc biệt ở người già và trẻ em, bệnh sẽ gây ra mất nước, bao gồm: Nhịp tim nhanh, tụt huyết áp; Yếu cơ, đau cơ; Sốt, đau đầu, sút cân; Xét nghiệm thấy tăng natri máu. Nếu bị mất nước nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải trải qua các cơn động kinh, tổn thương não vĩnh viễn và tử vong.

Một biến chứng thường gặp của đái tháo nhạt là mất cân bằng điện giải. Điện giải gồm vitamin và khoáng chất quan trọng giúp ổn định nội môi, duy trì được áp suất thẩm thấu tốt. Điện giải được tìm thấy trong dịch cơ thể, bao gồm nước tiểu, máu và mồ hôi. Khi cơ thể bị mất cân bằng điện giải, bạn có thể bị: Đau cơ, co thắt hoặc co giật, lo lắng, nhức đầu thường xuyên, cảm thấy rất khát nước, sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim, mệt mỏi và những thay đổi trong sự thèm ăn hoặc trọng lượng cơ thể.

Đái tháo nhạt có chữa được không?

Việc điều trị chủ yếu cho bệnh nhân đái tháo nhạt liên quan đến việc uống đủ nước để tránh mất nước. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào loại đái tháo nhạt mà việc điều trị cũng ít nhiều có sự khác nhau.

Kể từ năm 1972, Desmopressin là loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất để bệnh nhân quản lý các triệu chứng đái tháo nhạt (tuy nhiên, thuốc này không chữa khỏi bệnh đái tháo nhạt). Đây là thuốc được chọn lựa đầu tiên trong điều trị bệnh đái tháo nhạt trung ương. Tuy nhiên, Desmopressin có thể gây ra nồng độ natri trong máu thấp, tác dụng phụ này hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng. Dấu hiệu của nồng độ natri trong máu thấp bao gồm: Chán ăn, buồn nôn nặng, nôn, nhức đầu nặng, vấn đề về tinh thần và tâm trạng, yếu cơ, chuột rút, co thắt, thở nông và mất ý thức.

Đối với đái tháo nhạt do thận, các bác sỹ có thể kê toa thuốc lợi tiểu Thiazide cho bệnh nhân. Thuốc lợi tiểu Thiazid đôi khi được kết hợp với thuốc Amiloride để ngăn ngừa hạ kali máu. Thuốc Amiloride có tác dụng làm tăng lượng natri và giảm lượng kali.

Ngoài ra, thuốc Aspirin hoặc Ibuprofen đôi khi được sử dụng để giúp làm giảm lượng nước tiểu. Tuy nhiên, không nên sử dụng các loại thuốc này một cách thường xuyên vì nguy cơ quá liều có thể gây ra nhiều nguy hiểm, bao gồm: Ù tai, mờ mắt, đau đầu, lú lẫn, chóng mặt, buồn ngủ và da nổi mụn.

Biết Tuốt H+ (Theo Dr.Axe)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu