Đảm bảo 100% cơ sở mầm non vệ sinh phòng bệnh tay chân miệng

Sở GD – ĐT yêu cầu phải đảm bảo 100% các cơ sở mầm non vệ sinh môi trường phòng bệnh tay chân miệng (Ảnh minh họa)

Hà Nội có 50 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng diễn biến bất thường ngay từ đầu năm

Bệnh tay chân miệng lại "đe dọa" người Hà Nội

Làm gì để tránh bệnh tay chân miệng?

Đầu năm, bệnh tay chân miệng xuất hiện bất thường

Theo đó, Sở GD - ĐT yêu cầu các phòng GD - ĐT các quận, huyện, thị xã và các trường học, các cơ sở giáo dục tổ chức ngay chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, thực hành phòng chống bệnh tay chân miệng… cho cán bộ quản lý giáo dục, y tế trường học, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và người chăm sóc trẻ, đặc biệt chú trọng tuyên truyền về tiêm chủng phòng bệnh.

Bệnh tay chân miệng là bệnh do một nhóm virus đường ruột gây nên, xảy ra ở trẻ nhỏ và có thể phát triển thành dịch. Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện trong vòng 3 - 5 ngày sau khi tiếp xúc với nhiễm trùng. Những triệu chứng sớm của bệnh tay chân miệng gồm: Sốt cao, chán ăn, ho, đau bụng, đau họng… Sau một hoặc 2 ngày, các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện trong miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má.

Rất nhanh sau khi các nốt loét trong miệng xuất hiện, sẽ thấy nổi những nốt nhỏ màu đỏ trên da của trẻ. Những vị trí hay gặp những nốt này nhất là ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông và háng. Những nốt này có kích thước khoảng 2 - 5 mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục, chúng thường không đau và không ngứa nhưng có thể trở thành những mụn nước nhỏ, đôi khi gây đau và tức.

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây. Cách tốt nhất để tránh mắc bệnh và lây lan bệnh là tránh tiếp xúc gần với người bệnh. Luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi thay tã cho trẻ, và trước khi chuẩn bị thức ăn. Đảm bảo các bề mặt làm việc luôn sạch sẽ. Giặt chăn ga gối hoặc quần áo có thể dính nước bọt, dịch từ mụn nước hoặc phân bằng nước nóng.

Sở GD-ĐT yêu cầu phải đảm bảo 100% các cơ sở giáo dục mầm non (kể cả các nhóm trẻ gia đình) phối hợp với cơ quan y tế địa phương triển khai đợt cao điểm làm vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tay chân miệng: Tiến hành vệ sinh khử trùng sân chơi, lớp học, sàn nhà, hành lang, cầu thang, tay vịn, nhà vệ sinh, đồ chơi, đồ dùng cá nhân... theo đúng hướng dẫn của cơ quan y tế. Đồng thời, tổ chức hướng dẫn việc rửa tay đúng cách cho học sinh, giáo viên và người chăm sóc trẻ.

Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu thực hiện đúng các quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn, căn tin trong trường học; Đảm bảo cung ứng thực phẩm an toàn, trong đó chú ý các loại thực phẩm tiêu thụ nhiễu trong dịp Tết (thịt, giò, chả, thủy hải sản, trái cây, rau, củ, quả, nước giải khát, bánh kẹo). Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện ăn uống chín, không dùng chung cốc, thìa, bát, đũa khi ăn. Duy trì vệ sinh khử trùng khu vực nhà ăn, bếp, dụng cụ chế biến, bát đũa. Ban giám hiệu nhà trường có trách nhiệm kiểm tra việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hàng ngày.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn