Đầu năm, bệnh tay chân miệng xuất hiện bất thường

Trẻ điều trị bệnh TCM tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ (Ảnh: NLĐO)

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng đột ngột tăng cao

Lập Hội đồng chuyên môn, phân tích ca tử vong tay chân miệng

Vĩnh Long: Điều trị thành công tay-chân-miệng

Chẩn đoán viêm họng, bé gái tử vong vì tay chân miệng

Người lớn có bị bệnh tay chân miệng?

Trước đó, ngày 1/1, cháu Q. được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang điều trị với triệu chứng sốt cao, co giật, lơ mơ và được xác định mắc bệnh tay chân miệng (TCM) độ. Ngày 3/1, cháu Q. được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Sau 2 ngày điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện, tình trạng của cháu Q. diễn biến phức tạp, trở nặng rất nhanh, huyết áp cao, phải thở máy liên tục… Thấy cháu khó qua khỏi, ngày 4/1, gia đình xin xuất viện và cháu Q. đã tử vong trên đường về nhà.

Được biết, đây là trường hợp đầu tiên ở ĐBSCL tử vong do bệnh TCM trong năm 2015. Theo thống kê của ngành y tế tỉnh Hậu Giang, trong năm 2014, toàn tỉnh đã ghi nhận gần 1.100 ca nhiễm TCM, tăng 22% so với năm 2013. Riêng những ngày đầu năm 2015, trung bình mỗi ngày có khoảng 15-20 ca nhiễm TCM được phát hiện.

Triệu chứng khi trẻ bị bệnh TCM

Đến 7/1, số ca nhiễm TCM ở Đồng Tháp cũng có khoảng 40 trường hợp. Tại Bạc Liêu, dịch TCM cũng đang lây lan nhanh ở các huyện Phước Long, Đông Hải, Hồng Dân và TP Bạc Liêu. Như vậy, bệnh TCM đang có nguy cơ diễn biến phức tạp và rất bất thường, bởi theo như mọi năm thì cao điểm của bệnh TCM thường là vào khoảng tháng 6-7 trở đi.

PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: “Thời điểm này, tuy chưa vào đỉnh điểm của bệnh nhưng người dân không nên chủ quan. Thông thường theo chu kỳ, bệnh bùng phát mạnh sau 3-5 năm. Năm 2015 chưa rơi vào chu kỳ đỉnh nhưng cũng không loại trừ bệnh sẽ diễn biến bất thường”.

Hiện nay chưa có vaccine phòng ngừa bệnh TCM. Nguyên nhân gây bệnh lại do virus đường ruột, lây lan theo đường tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên cách phòng bệnh duy nhất là vệ sinh bàn tay cho trẻ, khử khuẩn các đồ chơi, dụng cụ, nhà cửa. Khi đã mắc bệnh và được điều trị khỏi, trẻ vẫn có thể tái phát.

Vi Dũng H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ