Dị ứng thuốc - nguy hiểm chết người!

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám khi tình trạng dị ứng thuốc diễn tiến cực nặng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nhiều bệnh nhân khi được hỏi không hiểu dị ứng thuốc là gì, các biểu hiện như thế nào.

Một trường hợp dị ứng kháng sinh nặng


Dưới đây là những thông tin cơ bản về dị ứng thuốc theo hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn.

Dị ứng thuốc (Drug allergy) là thuật ngữ chuyên môn nói về phản ứng lỗi của hệ thống miễn dịch đối với một loại thuốc nhất định. Nguyên lý này giống như quá trình xảy ra ở những người bị phản ứng phấn hoa, nọc độc côn trùng hay dị ứng lạc và giống như các loại dị ứng khác, dị ứng thuốc có thể gây ra hàng loạt các phản ứng từ sưng tấy đỏ da cho đến những phản ứng có mức độ nguy hiểm cao hơn.

Dị ứng thuốc không phải là phản ứng phụ của thuốc: Tất cả các loại thuốc chữa bệnh đều có thể có những phản ứng phụ không mong muốn và những phản ứng phụ đó đều được ghi cụ thể bên ngoài nhãn mác, trong khi đó dị ứng thuốc lại ít xảy ra hơn, chiếm 5 - 10% các trường hợp điều trị, đây là những phản ứng mang tính hưởng ứng không đoán trước được của hệ miễn dịch.

Trường hợp bị dị ứng thuốc thì hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra mức độ nhạy thuốc cực lớn, nhất là khi dùng thuốc lần đầu. Thông thường cơ thể của chúng ta thường sản sinh ra các chất kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh như virus hay vi khuẩn.

Có trường hợp dùng thuốc lần đầu không bị dị ứng nhưng lần tiếp theo lại bị dị ứng. Những loại thuốc dễ gây dị ứng gồm có penisillin và các loại thuốc kháng sinh khác, ngoài ra các loại thuốc tiêm, dầu bôi cũng là những loại thuốc dễ gây dị ứng hơn so với các loại thuốc uống.

Dấu hiệu khi bị dị ứng thuốc: Có rất nhiều kiểu dị ứng xảy ra trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi dùng thuốc, khi dị ứng thường có các dấu hiệu sau: Xuất hiện từng mảng da sưng tấy đỏ và đau, sờ vào đau rát, nốt phồng chứa nước xảy ra gần vị trí môi và mắt…

Dị ứng thuốc có thể phát bất chợt


Một trong những dấu hiệu dị ứng nguy hiểm là kiểu kháng thể phản vệ (Anaphylaxis), nó xảy ra sau vài giờ khi dùng thuốc, khó thở, thở khò khè, phát ban trên cơ thể, sưng mặt, chân tay run rẩy, đi không vững, suy yếu toàn thân, tim đập nhanh, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.

Cách đánh giá mức độ phản ứng dị ứng: Khi có dấu hiệu bị dị ứng thuốc nên đi tư vấn bác sỹ ngay, lý do, việc đánh giá mức độ phản ứng rất phức tạp vì nó có liên quan đến nhiều vấn đề.

Để đánh giá chính xác bác sỹ phải hỏi người bệnh về những hiện tượng thường gặp như đau đầu, quá trình thay đổi các triệu chứng, các loại thuốc đã sử dụng cũng như các lần dị ứng đã mắc phải nếu có.

Ngoài ra, người ta còn thực hiện các phép thử test cho một số loại thuốc nhất định, thậm chí có loại thuốc phải tiến hành thử trong phòng thí nghiệm để xác định các chất kháng thể của hệ miễn dịch, đặc biệt là xác định các chất tạo dị ứng có trong máu người bệnh.

Cách điều trị bệnh dị ứng thuốc: Ngay trong giai đoạn cấp cứu người ta có thể cho người bệnh dùng anaphylaxis, tiêm adrenaline (epinephrine) để mở rộng đường không khí. Ngoài ra có thể dùng antihistamines và cortisone để giảm viêm nhiễm và giúp cho việc thở được dễ dàng hơn.Cũng có thể điều trị bằng cách dùng antihistamin để làm giảm các tác nhân gây phát ban, sử dụng kem cortocosteroid để giảm đau, sử dụng corticosteroid dạng viên như prednisone để giảm viêm nhiễm, phát ban và sưng.

Ngoài việc sử dụng thuốc ở một số người dễ mắc bệnh dị ứng aspirin thì cách tốt nhất là không nên dùng thuốc và những loại thuốc có thành phần tương tự như aspirin. Ví dụ như người dễ dị ứng aspirin có thể dùng acetaminophen (Tylenol) để hạn chế đau hoặc tư vấn bác sĩ sử dụng thuốc khác để thay thế, trường hợp đã mắc bệnh phải uống kháng thể phản vệ thì cần phản tư vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc, nhất là các loại thuốc điều trị các chứng viêm nhiễm nguy hiểm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu