Rượu cũng tốt như... thực phẩm chức năng (P2)

Rượu tốt cho sức khỏe nếu biết uống đúng cách và đúng liều lượng

Để uống rượu tốt cho sức khỏe trong ngày xuân

Rượu cũng tốt như... thực phẩm chức năng (P1)

Dược sỹ nói gì về rượu thuốc?

Rượu tỏi chữa bách bệnh

Trong phần trước, Health+ đã giới thiệu tới độc giả 3 loại rượu nằm trong Top 10 loại đồ uống tốt cho sức khỏe như thực phẩm chức năng, đó là rượu vang đỏ, Brandy và Chartreuse. Tiếp theo danh sách top 10 là những cái tên mỹ miều trong những loại rượu tốt cho sức khỏe con người (nếu biết uống đúng cách và đúng liều lượng):

7. Nàng Tiên Xanh Absinthe

Absinthe hay còn gọi là Nàng Tiên Xanh là một loại đồ uống có màu xanh ngọc được làm từ các loại thảo mộc, trong đó thành phần chính là cây khổ ngải (tên khác là ngải chi, cùng họ với ngải cứu). Rất nhiều danh nhân là "fan ruột" của loại đồ uống này, có thể kể đến như Pablo Picasso, Manet, Van Gogh, Edgar Degas, Paul Verlaine, Arthur Rimbaud và Ernest Hemingway. 

Absinthe đã trở thành loại thức uống phổ biến tại các buổi tiệc lớn, nó có thể sử dụng trước bữa ăn, giữa bữa ăn hay như một loại đồ uống trợ giúp tiêu hóa sau khi ăn xong. Ban đầu, Absinthe được sử dụng như rượu khai vị. Các quán bar, cà phê thậm chí còn quy định cả "giờ xanh" (thời gian chỉ phục vụ loại rượu này).

Có thể thưởng thức Absinthe theo nhiều cách khác nhau song hầu hết mọi người vẫn sử dụng cách truyền thống: Kết hợp với nước và một viên đường trắng

Absinthe được đồn thổi là một loại bùa mê sẽ làm cho người uống bị mê hoặc, gặp ảo giác. Trên thực tế, loại đồ uống này không hề nguy hiểm. Tác dụng của Absinthe khá thú vị, nó không khiến người uống choáng váng, mất đi ý thức mà lại càng làm họ cảm thấy đầu óc minh mẫn và gần như đạt đến trạng thái chiêm niệm. Cũng dễ hiểu tại sao Absinthe được gọi là "Dầu cho lửa sáng tạo".

6. Rượu đắng Amer Picon/Peychaud bitters

Amer Picon là loại rượu khai vị có nổi tiếng của Pháp, được tạo ra vào năm 1837 bởi một học giả và cũng là một quân nhân tên là Gaétan Picon. Ông Picon sáng chế ra loại rượu này nhằm hỗ trợ phục hồi sức khỏe sau khi mắc bệnh sốt rét ở Algeria.

Amer Picon bao gồm vỏ cam khô, cây khổ sâm, quinine (hợp chất tạo vị đắng), syrup đường và caramel

Đến cuối thế kỷ XVIII, Angostura Bitters được bác sỹ J.G.B Siegert sáng chế và giữ bí mật công thức pha chế. Đây là loại rượu đắng nổi tiếng chứa nhiều loại thảo mộc khác nhau ban đầu được sử dụng như một loại thuốc điều trị bệnh dạ dày nhiệt đới trong quân đội. Hai loại bitters nữa hay được dùng là Orange Bitters và Peychaud Bitters.

Các loại rượu đắng đầu tiên được bán rộng rãi cho công chúng vào năm 1824 và một nhà máy chưng cất rượu đã được xây dựng vào năm 1830, cùng với năm rượu đắng vượt biên giới lãnh thổ Pháp đến Anh. Các công thức pha chế cho tới nay vẫn còn là một bí mật.

5. Rượu Gin và Tonic

Vào đầu thế kỷ XIX, Ấn Độ vẫn là thuộc địa của Anh. Vào thời kỳ này, căn bệnh sốt rét hoành hành nên binh lính Anh ở Ấn Độ được phát một khẩu phần nước Tonic hàng ngày (loại nước này có chứa quinine đắng để phòng tránh sốt rét). Đến năm 1825, sỹ quan Anh bắt đầu thử trộn rượu Gin của nước họ với nước Tonic của người Ấn cho dễ uống. Ban đầu mới chỉ có một nhóm nhỏ biết cách pha trộn ấy. Đến cuối những năm 1850, với sự gia tăng số lượng binh lính người Anh ở Ấn khi quân đội Anh khuếch trương sự hiện diện ở tiểu lục địa này, nhu cầu sử dụng quinine tăng cao dẫn đến sự phổ biến của Gin và Tonic.

Chỉ cần cho rượu Gin và nước Tonic đổ vào cốc đá, trang trí thêm một hai lát chanh là có thể thưởng thức ngay

Không lâu sau đó, Gin và Tonic đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nó góp phần làm gia tăng số lượng người sử dụng cồn, hình thành nên giai đoạn Gin Craze ngập tràn rượu Gin trong lịch sử, kéo theo các vấn đề đạo đức và sức khỏe. Dù rằng đa số rượu nói chung hay Gin và Tonic nói riêng ra đời đều vì nguyên nhân tăng cường sức khỏe.

(Còn nữa)

Rượu nếu dùng đúng giúp tăng cường sức khỏe nhưng khi lạm dụng nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, với những thông tin được đề cập trong bài viết này, độc giả có thể có nhiều ý kiến trái chiều. Hãy để lại bình luận và thảo luận với Health+ quan điểm của bạn nhé!
Thanh Hà H+ (Theo TDB)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất