Làm một vòng qua các bệnh viện từ Bắc chí Nam, nhóm phóng viên của Health+ cũng không khỏi ngộp thở theo không khí bệnh viện.
Ngộp từ Hà Nội…
1 tháng nay, bà Nguyễn Thị Loan, 60 tuổi quê Bắc Giang phải vào Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai điều trị sau trận đột quỵ lần 2. Vào viện trong tình trạng liệt nửa người, chớm có thêm tâm thần phân liệt, bà cứ giật mình liên tục, miệng nói lảm nhảm suốt khiến bà bệnh nhân chung giường đã ốm lại còn bị hành, khổ không biết đâu mà kể! Con gái bà Loan người gầy rộc đi, 1 ngày 6 lượt vào - ra bệnh viện đưa cơm. Cậu con trai và người dì ruột túc trực bệnh viện trong lúc thời tiết nóng như thiêu, thế mà vẫn không khổ bằng người bệnh: Chiếc giường 1 bé tý vốn dành cho 1 người, giờ chất 2 người nằm giở đầu đuôi. 1 phòng bệnh vốn đáng kê 10 giường, giờ kê đến 20 giường với 40 người ốm, lúc nào cũng ngột ngạt những mùi, đứng một lúc đã thấy khó thở.
Sang đến Bệnh viện K, chúng tôi mệt từ chỗ… gửi xe. Bãi gửi xe dài ngoằng bên hông Bệnh viện K nằm sát ngã tư Hai Bà Trưng - Quán Sứ mới tinh mơ đã treo biển “hết chỗ”. Không gửi được xe thì có nước người vào khám, người đứng ngoài đường nắng trông xe. Người nhà chúng tôi đang ốm lại cứ nhất nhất yêu cầu phải gửi xe để vào cùng, để cô ấy đỡ lo. Thế là 2 người 1 ốm 1 sắp ốm vòng sang Phủ Doãn, 2 bãi gửi xe của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản TƯ cũng đầy nhóc những xe, đã treo biển hết chỗ từ lúc nào. Có nói khó với anh trông xe cũng không được vì mặt anh ta cứ hằm hằm, coi mình như công dân hạng bét không thèm nói chuyện. Lại phải vòng lại Hai Bà Trưng, đoạn qua Toà án Hà Nội, ở đó có 1 bãi gửi xe trước cửa hiệu sách, đến sớm thì còn chỗ, 5.000 đồng/vé, chẳng biết là theo quy định nào.
Ngoài
bệnh viện thì thế, trong bệnh viện mới kinh! Các hành lang đầy kín những người.
Mùi người, mùi mồ hôi, mùi khét nắng, mùi thuốc sát trùng khiến tôi muốn xỉu
quá. Ghé vào Phòng xét nghiệm tế bào, 2 dãy ghế băng kê trước cửa phòng chật
kín bệnh nhân.
…ngộp tới Sài Gòn
Cụ bà Trần Thị Duyệt, 67 tuổi cùng con gái bắt xe đò từ Vĩnh Long lên thành phố Hồ Chí Minh tái khám bệnh liên quan đến u tử cung tại Bệnh viện Ung bướu. Bà cho biết bắt đầu đón xe từ lúc 12h đêm mà xe chạy lòng vòng trả khách, nên tới bệnh viện là đã 7h sáng, không biết tới khi nào mới đến lượt mình. Cùng cảnh ngộ với cụ Duyệt, chị Nguyễn Thị Năm, cũng quê ở Vĩnh Long đã phải bắt xe đò lên thành phố từ ngày hôm trước để sáng mai có thể đến bệnh viện sớm tái khám. Chị đến cửa bệnh viện lúc 5h sáng mà mãi đến tới gần 9h vẫn chưa được khám…
Không chỉ những bệnh nhân ở tỉnh mới phải thức khuya dậy sớm để tranh thủ đến bệnh viện với hy vọng đăng ký được số nhỏ nhất để được khám nhanh, kịp chuyến xe về nhà mà cả những người dân sinh sống tại thành phố cũng cùng chung hoàn cảnh khi đến khám tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Đó chính là trường hợp của anh Phạm Tấn Dũng, nhà ở quận 5, đi xe máy đến bệnh viện từ lúc 5h sáng để bắt số mà đã phải bắt đến số 262. Anh buồn bã cho hay: “Tôi tới bệnh viện từ lúc 5h sáng, cứ nghĩ là sớm lắm rồi không ngờ có nhiều người còn tới sớm hơn cả mình. Lúc trước, vào khoảng năm 1997, 1998, tôi cũng đưa mẹ đến trị bệnh tại đây. Lúc đó, bệnh nhân cũng ít thôi, không nhiều như bây giờ, phải chen chúc nhau bắt số ngay từ sớm, thấy ngột ngạt vô cùng!”.
Hay trường hợp của cô Trần Thị Sáu, 52 tuổi, ở quận 10, cũng đến Bệnh viện Ung bướu để nhận kết quả siêu âm của ngày hôm trước. Cô cho biết, đây là lần tái khám thứ nhất sau khi phẫu thuật và điều trị hóa xạ trị ung thư vú của mình. Tình hình sức khỏe đã tốt hơn rất nhiều vì may mắn phát hiện sớm. Nhưng lần đầu đến khám tại bệnh viện, cô đến 5h sáng mà cũng phải bắt số rất cao và phải chờ rất lâu mới được khám. Cô chia sẻ kinh nghiệm của mình, đi khám phải đến thật sớm trước 5h sáng thì mới may bắt được số nhỏ, khám nhanh.
Vất vả hơn cả vẫn là những bệnh nhân chờ đợi kết quả xét nghiệm hay chờ ngày phẫu thuật. Một trong số đó là trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Văn Là, sinh năm 1956, quê ở Bình Dương, từ ngày bắt đầu đến khám tại bệnh viện đến nay đã gần một tháng nhưng anh vẫn chưa biết được kết quả xét nghiệm của mình. Anh buồn rầu cho biết: “Để lấy được kết quả xét nghiệm nội soi, tui phải chờ tới… nửa tháng mới có kết quả. Xong vẫn chưa biết khi nào mới tới lượt mình được mổ nữa đây…”
Hay trường hợp của một bệnh nhân tên Cần, 52 tuổi, quê ở Bình Phước, đang chờ để được chỉ định ngày mổ bướu cổ tại bệnh viện. Anh cho biết, anh đến khám tại Bệnh viện Ung bướu cách đây 2 tuần, hiện đã có quyết định mổ bướu cổ. Theo hẹn, anh đến đúng ngày để được nhập viện và nhận ngày mổ nhưng khi đến thì bác sỹ thông báo cần phải thực hiện thêm vài xét nghiệm chuyên môn nữa và hẹn anh 4 ngày sau đến lấy kết quả. Nhưng do nhà xa, sức khỏe kém nên anh và vợ quyết định ở lại thành phố chờ đợi. Do không có điều kiện và để tiết kiệm tiền dành cho chí phí nằm viện sau này, vợ chồng anh đành tìm một chỗ trống tại hành lang của bệnh viện để nghỉ ngơi chứ không thuê phòng trọ.
Chống thiếu, ngăn… thừa
Thực ra, Bộ Y tế đã xây dựng cả một đề án giảm tải để trình Chính phủ và đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ giảm tải hầu hết các cơ sở y tế công lập lớn, tiến đến năm 2020 sẽ đạt được giảm tải bền vững. Và trong lúc chờ đợi, cơ quan đầu ngành về chăm sóc sức khỏe người dân này cũng đang triển khai nhiều biện pháp tích cực.
Giảm tải bệnh viện không chỉ là mơ ước của người dân
Theo thống kê của Bộ Y tế trong đề án chống quá tải bệnh viện mới công bố gần đây, công suất sử dụng giường bệnh vốn đã vượt trần, còn đang tiếp tục tăng từ 116% năm 2009 lên 118% năm 2011. Trầm trọng hơn cả là Bệnh viện K: 172%, Bệnh viện Bạch Mai: 168%, Bệnh viện Chợ Rẫy: 139%, Bệnh viện Nhi TƯ: 119%, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới: 124%... Tuy nhiên theo các chuyên gia, công suất kể trên mới là tính trên lý thuyết, còn trên thực tế do các bệnh viện tuyến TƯ cơ sở chật hẹp nên đã tăng tối đa vị trí có thể kê thêm giường. Chính vì thế, số giường thực kê còn cao hơn rất nhiều. Đáng kể trong số này là Bệnh viện K công suất giường thực tế lên đến 249%, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM: 154%.
Một người bệnh từng điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và điều trị ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) kể, có thời điểm phải xếp 8 bệnh nhân/giường bệnh. Hay Khoa Can thiệp tim mạch, Biện viện Tim mạch Trung ương, có thời điểm 12 bệnh nhân được xếp chung một giường. Một kỷ lục chưa từng có ở bất kỳ đâu!
Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng thiếu giường bệnh. Những thông tin được Bộ Y tế đưa ra trong đợt kiểm tra tình hình quá tải bệnh viện cho thấy, có những Trung tâm y tế khang trang, hiện đại nhưng lại cực thưa thớt bệnh nhân đến khám, công suất sử dụng giường bệnh ở những trung tâm y tế quận, huyện hay các bệnh viện cấp tỉnh cao nhất chưa đạt 60%. Cũng chính vì thế, Bộ Y tế đã kêu gọi các bệnh viện bắt tay với nhau để tháo gỡ tình trạng nơi thừa nơi thiếu trong chương trình chống quá tải bệnh viện.
Và đây cũng là đề nghị của nhiều giám đốc bệnh viện với Bộ Y tế và UBND các tỉnh trong công cuộc chống quá tải tại chính bệnh viện mình.
Ngộp từ Hà Nội…
1 tháng nay, bà Nguyễn Thị Loan, 60 tuổi quê Bắc Giang phải vào Khoa thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai điều trị sau trận đột quỵ lần 2. Vào viện trong tình trạng liệt nửa người, chớm có thêm tâm thần phân liệt, bà cứ giật mình liên tục, miệng nói lảm nhảm suốt khiến bà bệnh nhân chung giường đã ốm lại còn bị hành, khổ không biết đâu mà kể! Con gái bà Loan người gầy rộc đi, 1 ngày 6 lượt vào - ra bệnh viện đưa cơm. Cậu con trai và người dì ruột túc trực bệnh viện trong lúc thời tiết nóng như thiêu, thế mà vẫn không khổ bằng người bệnh: Chiếc giường 1 bé tý vốn dành cho 1 người, giờ chất 2 người nằm giở đầu đuôi. 1 phòng bệnh vốn đáng kê 10 giường, giờ kê đến 20 giường với 40 người ốm, lúc nào cũng ngột ngạt những mùi, đứng một lúc đã thấy khó thở.
Sang đến Bệnh viện K, chúng tôi mệt từ chỗ… gửi xe. Bãi gửi xe dài ngoằng bên hông Bệnh viện K nằm sát ngã tư Hai Bà Trưng - Quán Sứ mới tinh mơ đã treo biển “hết chỗ”. Không gửi được xe thì có nước người vào khám, người đứng ngoài đường nắng trông xe. Người nhà chúng tôi đang ốm lại cứ nhất nhất yêu cầu phải gửi xe để vào cùng, để cô ấy đỡ lo. Thế là 2 người 1 ốm 1 sắp ốm vòng sang Phủ Doãn, 2 bãi gửi xe của Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản TƯ cũng đầy nhóc những xe, đã treo biển hết chỗ từ lúc nào. Có nói khó với anh trông xe cũng không được vì mặt anh ta cứ hằm hằm, coi mình như công dân hạng bét không thèm nói chuyện. Lại phải vòng lại Hai Bà Trưng, đoạn qua Toà án Hà Nội, ở đó có 1 bãi gửi xe trước cửa hiệu sách, đến sớm thì còn chỗ, 5.000 đồng/vé, chẳng biết là theo quy định nào.
Dù khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi phòng xét nghiệm chỉ nên làm 200 mẫu xét nghiệm mỗi ngày nhưng Phòng xét nghiệm tế bào, Bệnh viện K thực hiện 300 mẫu xét nghiệm mỗi ngày.
|
…ngộp tới Sài Gòn
Cụ bà Trần Thị Duyệt, 67 tuổi cùng con gái bắt xe đò từ Vĩnh Long lên thành phố Hồ Chí Minh tái khám bệnh liên quan đến u tử cung tại Bệnh viện Ung bướu. Bà cho biết bắt đầu đón xe từ lúc 12h đêm mà xe chạy lòng vòng trả khách, nên tới bệnh viện là đã 7h sáng, không biết tới khi nào mới đến lượt mình. Cùng cảnh ngộ với cụ Duyệt, chị Nguyễn Thị Năm, cũng quê ở Vĩnh Long đã phải bắt xe đò lên thành phố từ ngày hôm trước để sáng mai có thể đến bệnh viện sớm tái khám. Chị đến cửa bệnh viện lúc 5h sáng mà mãi đến tới gần 9h vẫn chưa được khám…
Không chỉ những bệnh nhân ở tỉnh mới phải thức khuya dậy sớm để tranh thủ đến bệnh viện với hy vọng đăng ký được số nhỏ nhất để được khám nhanh, kịp chuyến xe về nhà mà cả những người dân sinh sống tại thành phố cũng cùng chung hoàn cảnh khi đến khám tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Đó chính là trường hợp của anh Phạm Tấn Dũng, nhà ở quận 5, đi xe máy đến bệnh viện từ lúc 5h sáng để bắt số mà đã phải bắt đến số 262. Anh buồn bã cho hay: “Tôi tới bệnh viện từ lúc 5h sáng, cứ nghĩ là sớm lắm rồi không ngờ có nhiều người còn tới sớm hơn cả mình. Lúc trước, vào khoảng năm 1997, 1998, tôi cũng đưa mẹ đến trị bệnh tại đây. Lúc đó, bệnh nhân cũng ít thôi, không nhiều như bây giờ, phải chen chúc nhau bắt số ngay từ sớm, thấy ngột ngạt vô cùng!”.
Hay trường hợp của cô Trần Thị Sáu, 52 tuổi, ở quận 10, cũng đến Bệnh viện Ung bướu để nhận kết quả siêu âm của ngày hôm trước. Cô cho biết, đây là lần tái khám thứ nhất sau khi phẫu thuật và điều trị hóa xạ trị ung thư vú của mình. Tình hình sức khỏe đã tốt hơn rất nhiều vì may mắn phát hiện sớm. Nhưng lần đầu đến khám tại bệnh viện, cô đến 5h sáng mà cũng phải bắt số rất cao và phải chờ rất lâu mới được khám. Cô chia sẻ kinh nghiệm của mình, đi khám phải đến thật sớm trước 5h sáng thì mới may bắt được số nhỏ, khám nhanh.
Vất vả hơn cả vẫn là những bệnh nhân chờ đợi kết quả xét nghiệm hay chờ ngày phẫu thuật. Một trong số đó là trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Văn Là, sinh năm 1956, quê ở Bình Dương, từ ngày bắt đầu đến khám tại bệnh viện đến nay đã gần một tháng nhưng anh vẫn chưa biết được kết quả xét nghiệm của mình. Anh buồn rầu cho biết: “Để lấy được kết quả xét nghiệm nội soi, tui phải chờ tới… nửa tháng mới có kết quả. Xong vẫn chưa biết khi nào mới tới lượt mình được mổ nữa đây…”
Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Ung bưới TP.HCM khám cho 1.600 lượt bệnh nhân và có gần 1.700 bệnh nhan nội trú, làm cho bệnh viện quá tải 4 - 5 lần, tức là có đến 3 - 5 bệnh nhân/1 giường bệnh", bác sỹ Lê Hoàng Minh, Giám đốc bệnh viện cho biết |
Hay trường hợp của một bệnh nhân tên Cần, 52 tuổi, quê ở Bình Phước, đang chờ để được chỉ định ngày mổ bướu cổ tại bệnh viện. Anh cho biết, anh đến khám tại Bệnh viện Ung bướu cách đây 2 tuần, hiện đã có quyết định mổ bướu cổ. Theo hẹn, anh đến đúng ngày để được nhập viện và nhận ngày mổ nhưng khi đến thì bác sỹ thông báo cần phải thực hiện thêm vài xét nghiệm chuyên môn nữa và hẹn anh 4 ngày sau đến lấy kết quả. Nhưng do nhà xa, sức khỏe kém nên anh và vợ quyết định ở lại thành phố chờ đợi. Do không có điều kiện và để tiết kiệm tiền dành cho chí phí nằm viện sau này, vợ chồng anh đành tìm một chỗ trống tại hành lang của bệnh viện để nghỉ ngơi chứ không thuê phòng trọ.
Chống thiếu, ngăn… thừa
Thực ra, Bộ Y tế đã xây dựng cả một đề án giảm tải để trình Chính phủ và đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ giảm tải hầu hết các cơ sở y tế công lập lớn, tiến đến năm 2020 sẽ đạt được giảm tải bền vững. Và trong lúc chờ đợi, cơ quan đầu ngành về chăm sóc sức khỏe người dân này cũng đang triển khai nhiều biện pháp tích cực.
Giảm tải bệnh viện không chỉ là mơ ước của người dân
Theo thống kê của Bộ Y tế trong đề án chống quá tải bệnh viện mới công bố gần đây, công suất sử dụng giường bệnh vốn đã vượt trần, còn đang tiếp tục tăng từ 116% năm 2009 lên 118% năm 2011. Trầm trọng hơn cả là Bệnh viện K: 172%, Bệnh viện Bạch Mai: 168%, Bệnh viện Chợ Rẫy: 139%, Bệnh viện Nhi TƯ: 119%, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới: 124%... Tuy nhiên theo các chuyên gia, công suất kể trên mới là tính trên lý thuyết, còn trên thực tế do các bệnh viện tuyến TƯ cơ sở chật hẹp nên đã tăng tối đa vị trí có thể kê thêm giường. Chính vì thế, số giường thực kê còn cao hơn rất nhiều. Đáng kể trong số này là Bệnh viện K công suất giường thực tế lên đến 249%, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM: 154%.
Một người bệnh từng điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và điều trị ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) kể, có thời điểm phải xếp 8 bệnh nhân/giường bệnh. Hay Khoa Can thiệp tim mạch, Biện viện Tim mạch Trung ương, có thời điểm 12 bệnh nhân được xếp chung một giường. Một kỷ lục chưa từng có ở bất kỳ đâu!
Tuy nhiên, không phải ở đâu cũng thiếu giường bệnh. Những thông tin được Bộ Y tế đưa ra trong đợt kiểm tra tình hình quá tải bệnh viện cho thấy, có những Trung tâm y tế khang trang, hiện đại nhưng lại cực thưa thớt bệnh nhân đến khám, công suất sử dụng giường bệnh ở những trung tâm y tế quận, huyện hay các bệnh viện cấp tỉnh cao nhất chưa đạt 60%. Cũng chính vì thế, Bộ Y tế đã kêu gọi các bệnh viện bắt tay với nhau để tháo gỡ tình trạng nơi thừa nơi thiếu trong chương trình chống quá tải bệnh viện.
Và đây cũng là đề nghị của nhiều giám đốc bệnh viện với Bộ Y tế và UBND các tỉnh trong công cuộc chống quá tải tại chính bệnh viện mình.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin
Bình luận của bạn