Bé Đ. đang được điều trị, chống nhiễm trùng tại khoa Bỏng, Bệnh viện Nhi đồng 2
Táo bón ở trẻ sơ sinh: Khi nào nên cho trẻ đi khám?
Phải làm gì khi bị say nắng, bỏng nắng nặng?
1h của trẻ tự kỷ với cha mẹ bằng 5h với chuyên gia
Táo bón ở trẻ sơ sinh: Khi nào nên cho trẻ đi khám?
Hôm qua, Bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiếp nhận trường hợp bé Điểu Thị Bé Đ. (2 tuổi, đồng bào S-tiêng, ngụ tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) bị bỏng do xăng.
Trước đó, bé Đ. ở nhà cùng người dì. Trong lúc nấu cơm, thấy củi ướt, người dì đã dùng xăng đổ trực tiếp vào bếp. Ngọn lửa bùng lên, bắt vào chai xăng và táp vào tay khiến chai xăng bị quăng ra, trúng ngay bé Đ. khiến bé bị lửa bén vào người.
Sau khi được dập lửa, bé Đ. được đưa đi cấp cứu tại địa phương rồi chuyển tới khoa Bỏng, Bệnh viện Nhi Đồng 2 để điều trị. Bác sỹ xác định, bé Đ. bị bỏng 27% toàn thân (bỏng độ III).
Hiện bé đang được điều trị tích cực chống nhiễm trùng, nhiễm độc sau đó sẽ bước vào quá trình cắt lọc hoại tử, ghép da. Theo đánh giá của bác sĩ, tình trạng bỏng nặng sẽ để lại nhiều di chứng sẹo lồi, sẹo co rút, ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ, vận động và chất lượng sống của bệnh nhi.
Bình luận của bạn