Phải làm gì khi bị say nắng, bỏng nắng nặng?

Cháy nắng, bỏng nắng làm tăng nguy cơ ung thư da

Bỏng nặng do hút thuốc gần bình xăng

Video: Vì sao chúng ta bị cháy nắng?

Phục hồi thần tốc làn da cháy nắng sau nghỉ lễ

Trị cháy nắng, bỏng, hôi nách… bằng bột ngô

Làm thế nào để xoa dịu cơn đau do cháy nắng?

Bỏng nắng là gì?

Bỏng nắng có thể gây tổn thương da trên diện rộng. Sau khi phơi nắng về, các vùng hở như mặt, tam giác cổ áo, mu tay, cẳng tay có cảm giác bị rát, nóng hoặc châm trích, đôi khi có thể hơi ngứa. Vùng da bị bỏng nắng sẽ bị đỏ dần lên, có thể sưng nề và có cảm giác bị căng cứng vùng da đó. Độ vài giờ đồng hồ da bớt đỏ, bớt căng, rát. Sau 1 - 3 ngày da đỡ đở rồi trở nên thẫm màu và bong vảy nhẹ. Vảy nhỏ, mỏng như phấn, cám và có thể bong vài lần mới dừng. Nền da phía dưới vẫn còn hồng nhạt hoặc có thể có màu nâu nhạt như rám nắng.

Theo bác sỹ da liễu Anjali Mahto của Hiệp hội Da liễu Anh, đối với bỏng nắng, cần sử dụng thuốc giảm đau và các biện pháp dưỡng ẩm da. Cô cũng khuyên không bao giờ nên tự cậy vết bỏng và cần đi viện gấp nếu bạn bị chóng mặt, buồn nôn, đau dữ dội.

Cần nhập viện gấp nếu bạn bị bỏng nắng đi kèm các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn...

Xử lý sớm

Nên che các vùng da bị bỏng nắng cho đến khi vùng da bị bỏng lành lại. Mặc các loại quần áo rộng, chất liệu thoáng mát, giúp vùng da bị bỏng nắng “dễ thở” hơn.

Sử dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau có thể giúp giảm đau và giảm viêm do bỏng nắng. Thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen rất tốt và nên được sử dụng trong vòng 48 giờ sau khi bị bỏng. Paracetamol cũng giúp giảm đau nhưng ít có tác dụng kháng viêm.

Làm mát da

Sau khi bị bỏng nắng, nên sử dụng một chiếc khăn lạnh để đắp lên da trong khoảng 15 phút hoặc tắm bằng nước lạnh. Nên tắm dưới vòi nước chảy nhẹ nhàng. Khi tắm xong, không nên dùng khăn chà mạnh lên vùng da bị bỏng nắng.

Triệu chứng bỏng nắng nặng

Nhiều trường hợp da bị bỏng nắng nặng cần điều trị y tế khẩn cấp vì có thể gây kiệt sức do sốc nhiệt, say nắng và gây ra những nguy cơ đe dọa tính mạng.

Không tự ý lột vùng da bị bỏng

Không tự ý lột da, làm bong da vì dễ bị nhiễm trùng và để lại sẹo. Các vết bỏng sẽ lành sau một vài ngày.

Dưỡng ẩm da

Nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không mùi để làm dịu da sau khi tắm. Lặp đi lặp lại biện pháp chăm sóc da này trong vòng vài tuần. Gel hoặc lotion chứa lô hội rất hiệu quả trong việc làm dịu da.

Lô hội không chỉ có tác dụng làm mát da mà còn đóng vai trò như một chất chống viêm

Hãy đi khám bác sỹ gấp nếu bạn gặp phải bất cứ triệu chứng nào dưới đây:

- Vết bỏng rộp ảnh hưởng đến 20% diện tích cơ thể

- Bị sốt hoặc ớn lạnh

- Cảm thấy buồn nôn

- Đau đầu hoặc đau đớn dữ dội

- Ngất xỉu hoặc chóng mặt

Hãy cẩn thận khi sử dụng các loại kem có chứa petroleum, benzocaine hoặc lidocaine vì chúng có thể gây kích ứng da.

Uống nhiều nước

Cháy nắng có thể gây mất nước qua da. Uống nhiều nước sẽ ngăn ngừa mất nước và giúp cơ thể phục hồi.

Người bị bỏng nắng cũng nên tránh uống rượu vì có thể làm cho tình trạng mất nước ngày càng nặng hơn.

Sử dụng kem thoa có chứa steroid dạng nhẹ

Nên sử dụng kem có chứa 0,5 – 1% hydrocortisone (một dạng steroid) trong vòng 48 giờ sau khi bị bỏng nắng. Kem thoa da có thể giúp giảm đau và sưng tấy do cháy nắng và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Song, không nên dùng loại kem này cho trẻ em.  

Sử dụng kem chống nắng

Nên sử dụng loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong buổi trưa, đồng thời đeo kính râm, đội mũ, mặc áo chống nắng để hạn chế tiếp xúc với tia UV.

Ngăn ngừa cháy nắng, bỏng nắng là chìa khóa để duy trì sức khỏe làn da và sức khỏe tổng thể.

Hoài Thương H+ (Theo Dailymail.co.uk)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp