Đi khám xét nghiệm những gì?

Nhiều người băn khoăn không biết có nên từ chối các xét nghiệm được chỉ định không? (Ảnh minh họa)

Tiền đái tháo đường: Làm sao để biết?

Ung thư ở nữ giới: 10 xét nghiệm cần thiết

Phát hiện sớm Parkinson bằng xét nghiệm máu

Những xét nghiệm thường gặp trong quá trình khám, điều trị bệnh tại bệnh viện bao gồm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm tổng quát, CTscan, PET-CT... "Bạn hiểu gì về ý nghĩa của những xét nghiệm này?" là câu hỏi mà nhóm PV của Health+ đặt ra với các bệnh nhân đang khám và điều trị tại Bệnh viện 354, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức...

Hầu hết bệnh nhân khi được hỏi đều lắc đầu không hiểu và trả lời rằng: "Đấy là chỉ định của bác sỹ điều trị. Dù muốn hay không cũng cứ thực hiện đã". Còn theo các chuyên gia y tế, ý nghĩa của những xét nghiệm này khá đơn giản. Nếu để ý một chút, người bệnh sẽ hiểu rằng, vì sao họ cần thực hiện các xét nghiệm đó.

Hãy cùng điểm qua các xét nghiệm thường gặp này:

Kết quả siêu âm cho thấy những hình ảnh bất thường của các bộ phận bên trong cơ thể

Siêu âm tổng quát
Đúng & sai
- Hầu hết các phương pháp siêu âm đều không xâm lấn (không dùng kim cũng như không phải tiêm thuốc) và không gây đau.
- Siêu âm được sử dụng rộng rãi, dễ dàng và ít tốn kém.
- Siêu âm không dùng tia xạ ion hóa, không gây hại và có thể làm nhiều lần.
- Siêu âm có thể cho thấy hình ảnh rõ ràng của các mô mềm vốn thể hiện không tốt trên hình Xquang.
Siêu âm là một phương pháp khảo sát hình ảnh học bằng cách cho một phần của cơ thể tiếp xúc với sóng âm có tần số cao để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Do hình ảnh siêu âm được ghi nhận theo thời gian thực nên nó có thể cho thấy hình ảnh cấu trúc và sự chuyển động của các bộ phận bên trong cơ thể kể cả hình ảnh dòng máu đang chảy trong các mạch máu. Những tiến bộ trong kỹ thuật siêu âm bao gômg siêu âm 3 chiều (3D) có khả năng tái tạo lại dữ liệu thu nhận được từ sóng âm thành hình ảnh 3 chiều. Siêu âm 4 chiều (4D) là siêu âm 3 chiều có ghi nhận sự chuyển động. Hay siêu âm Doppler – một kỹ thuật siêu âm đặc biệt – giúp đánh giá dòng máu chảy trong các mạch máu, bao gồm các động mạch và tĩnh mạch chính của cơ thể ở bụng, cánh tay, chân và cổ.
Hiện, siêu âm được dùng để theo dõi sức khỏe và tiến triển ở phụ nữ mang thai và thai nhi; Giúp chẩn đoán ở nhiều loại bệnh khác nhau và tiếp cận được những tổn thương của các cơ quan khi bị bệnh; Giúp các bác sỹ đánh giá được những triệu chứng: Đau, sưng, phù nề, nhiễm trùng… Siêu âm cũng là cách hữu ích để kiểm tra nhiều cơ quan bên trong cơ thể, bao gồm những cơ quan như: tim mạch (bao gồm động mạch chủ bụng và những nhánh chính của nó), gan, mật, lách, tụy, thận, bàng quang, tử cung, buồng trứng, thai nhi, tinh hoàn, mắt, tuyến giáp và tuyến cận giáp… Siêu âm cũng được dùng để hướng dẫn thực hiện các thủ thuật như sinh thiết bằng kim - thủ thuật đưa kim vào để lấy một mẩu tế bào từ một khu vực bất thường của cơ thể để đem đến phòng thí nghiệm kiểm tra; Thể hiện hình ảnh của vú để hướng dẫn sinh thiết ung thư vú; Chẩn đoán nhiều loại bệnh tim và khảo sát những tổn thương sau một cơn đau tim hoặc một bệnh khác… Đối với một số loại siêu âm, bác sỹ có thể yêu cầu bạn không ăn hoặc uống trong vòng 12 giờ trước khi khám. Đối với một số loại khác bạn sẽ được yêu cầu uống khoảng 5 ly nước trong vòng 2 giờ trước khi khám và không đi tiểu để bàng quang chứa đầy nước trước khi khám. 
Lớp gel trong suốt giúp bác sỹ nhìn thấy các hình ảnh rõ nét hơn
Trong quá trình siêu âm, một chất gel trong suốt sẽ được bôi lên vùng cơ thể cần khảo sát để giúp đầu dò tiếp xúc chắc chắn với cơ thể và hạn chế không khí chen vào giữa đầu dò và da bệnh nhân. Bác sỹ siêu âm sẽ ấn đầu do vào da bệnh nhân và quét nó về phía sau và ra trước trên những vùng cơ thể cần được khám. Trong một số kiểu siêu âm, đầu dò sẽ được đưa vào các lỗ tự nhiên của cơ thể. Những khảo sát này bao gồm: Siêu âm tim qua thực quan, siêu âm qua ngã trực tràng để quan sát tiền liệt tuyến của nam giới, siêu âm qua ngã âm đạo để quan sát tử cung và buồng trứng. Cách khảo sát này chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý của bệnh nhân.
Điện tâm đồ
Điện tâm đồ (điện tim) là một khảo sát đơn giản, không gây đau nhằm ghi nhận lại những hoạt động điện học của tim. Điện tâm đồ không truyền điện vào cơ thể.
Điện tâm đồ không đưa dòng điện vào cơ thể như nhiều người hằng tưởng
Điện tâm đồ giúp bác sỹ chẩn đoán được cơn nhồi máu cơ tim đang xảy ra hoặc đã xảy ra trong quá khứ. Xét nghiệm này cũng giúp bác sỹ phát hiện chính xác tim bạn đang gặp phải những vấn đề gì: Giảm máu đến nuôi cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim, cơ tim quá dày hoặc một phần của quả tim quá lớn, dị tật bẩm sinh ở tim, những bệnh của van tim… Bác sỹ sẽ đề nghị đo điện tâm đồ nếu bệnh nhân có những dấu hiệu hoặc triệu chứng nghi ngờ của bệnh tim như: Đau ngực, tim đập nhanh, mạnh hoặc rung tim, hoặc giảm giác tim đập không đều, khó thở, cảm thấy yếu và mệt…
Điện tâm đồ giúp bác sỹ phát hiện chính xác tim bạn đang gặp phải những vấn đề gì
Đối với điện tâm đồ, bệnh nhân không phải chuẩn bị gì đặc biệt. Có thể mặc quần áo thoáng mát để dễ dàng cho việc gắn thiết bị. Kỹ thuật viên sẽ đặt miếng dán mềm và dính được gọi là điện cực lên vùng da ngực, tay và chân người bệnh. Những miếng dán này có kích thước bằng một đồng xu. Thông thường, có 12 miếng dán được sử dụng để khảo sát hoạt động điện học của tim ở nhiều góc độ khác nhau. Sau khi các điện cực được dán lên da, bệnh nhân được yêu cầu nằm yên trên giường, trong lúc đó, các điện cực sẽ thu nhận các tín hiệu điện của tim bệnh nhân. Một máy thu sẽ ghi lại những tín hiệu này trên giấy dưới dạng biểu đồ hoặc hiển thị trên màn hình. Tổng thời gian thực hiện khoảng 10 phút.
Với các trường hợp đặc biệt, các chỉ số điện tâm đồ không cung cấp đủ thông tin để chẩn đoán bệnh, các bác sỹ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm khác tương tự.
Khánh Hạ (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động