Vì sao sốt xuất huyết dễ gây tử vong?

Mùa mưa dễ bùng phát dịch sốt xuất huyết

Trẻ bị sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến trí não?

Gia Lai: Sốt xuất huyết diễn biến khó lường

Sốc sốt xuất huyết: Đừng để con chết vì nhập viện muộn

Có những dấu hiệu này chắc chắn bạn bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần

Trong tháng 7 ghi nhận 5.561 trường hợp mắc, 2 trường hợp tử vong. Tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 44.859 trường hợp mắc tại 46 tỉnh, thành phố, trong đó có 14 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2015 (17.229 ca/12 tháng) số mắc tăng 2,6 lần.

Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết không được điều trị đúng cách hoặc muộn có thể gặp phải biến chứng tràn dịch màng phổi, rối loạn nguyên tố đông máu như chảy máu cam dữ dội, rong kinh, xuất huyết đường tiêu hóa... Nhiều ca sốt xuất huyết dẫn tới những biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng và có thể để lại những hậu quả nặng nề sau này hoặc dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Sốt xuất huyết có thể gây biến chứng nặng nề nếu không điều trị kịp thời

Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hiện chưa có vaccine phòng bệnh và không có thuốc điều trị đặc hiệu cho nên khó khống chế được bệnh. Khi bệnh nặng, chỉ có biện pháp hồi sức tổng hợp chung nên có nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. 

- Bệnh không lây từ người sang người, chỉ lây qua trung gian là muỗi đốt, nhưng việc tiêu diệt hoặc giảm số lượng muỗi cũng như phòng tránh muỗi đốt hiện đang khó thực hiện.

Muỗi là tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết

- Bệnh sốt xuất huyết bùng phát thành dịch rất nhanh và có thể trên diện rất rộng, tính chất dịch tễ có nhiều thay đổi: Trước đây, bệnh thường gặp ở trẻ em và bùng phát sau 3 - 5 năm. Nhưng hiện nay, bệnh gặp cả ở người lớn với tỷ lệ gần ngang nhau, có quanh năm, tăng mạnh vào mùa mưa.

- Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra với 4 type gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 type gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch  được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng type cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những type khác nhau.

- Diễn biến lâm sàng rất phức tạp, nhất là ở trẻ nhỏ, trong những ngày đầu của bệnh chưa có nốt xuất huyết dưới da hoặc nốt xuất huyết không đặc hiệu dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh khác. Nhiều trường hợp sốt 5 - 6 ngày rồi đột nhiên chảy máu nội tạng rầm rộ, hủy hoại tế bào gan men gan tăng rất cao và dễ tử vong ở trẻ nhỏ.

Xét nghiệm máu để xác định sớm bệnh sốt xuất huyết

 Những dấu hiệu cảnh báo mức độ nguy hiểm

Bệnh sốt xuất huyết có thể chăm sóc tại nhà: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, uống dung dịch oresol, hoặc truyền dung dịch ringer lactat, glucose… Hạ sốt với Paracetamol, không dùng Aspirin để hạ sốt. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân sốt xuất huyết có các dấu hiệu sau thì nên đưa đến bệnh viện: 

- Bệnh nhân sốt xuất huyết có dấu hiệu li bì, bứt rứt, vật vã, nôn, buồn nôn.

- Bệnh sốt xuất huyết kèm theo chảy máu chân răng, chảy máu cam, phân đen hoặc nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, kinh nguyệt kéo dài

- Các ban xuất huyết dày đặc, cơ thể mệt mỏi rã rời, đau tức hạ sườn phải, xét nghiệm men gan tăng rất cao, khám thấy gan to.

- Sốt xuất huyết ở trẻ em dưới 1 tuổi thường có biến chứng viêm hủy hoại tế bào gan nặng.

Sốt xuất huyết nhuy hiểm hơn Zika:
Ông Trương Đình Bắc - Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, khẳng định: "Zika không nguy hiểm với thai phụ như sốt xuất huyết. Thai phụ nhiễm Zika chưa chắc đã sinh ra con bị khuyết tật nhưng nếu bị sốt xuất huyết khi đang mang thai thì rất có thể dẫn đến sảy thai, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con"
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm