Dịch sốt xuất huyết gia tăng: Làm gì để không mắc bệnh?

Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương

Nhận diện loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết

Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng mạnh

TP.HCM: Sốt xuất huyết hoành hành, cộng đồng vẫn thờ ơ

Gia tăng bệnh nhân sốt xuất huyết do... lọ hộp vứt quanh nhà

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bệnh lây truyền từ người sang người qua vật chủ trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu, nên việc tham gia tích cực của người dân vào các hoạt động phun hóa chất diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là vô cùng quan trọng.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, hiện nay đang bước vào thời điểm mùa dịch, để chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; Thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; Thường xuyên thay nước hoặc bỏ muối, dầu, hóa chất diệt ấu trùng vào bình hoa/bình bông, bát nước kê chân chạn.
Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Đặc biệt, khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị, không tự ý điều trị tại nhà.
Trần Ngọc H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn