12 giờ qua, Việt Nam ghi nhận 175 ca COVID-19 tại 5 tỉnh, thành

Diễn biến dịch COVID-19 từ 6-18h ngày 3/6

TP.HCM thêm loạt ca nghi nhiễm COVID-19, phong tỏa bệnh viện

Ghi nhận hàng chục ca COVID-19 mới tại “tâm dịch” Bắc Giang và Bắc Ninh

Thêm 31 ca COVID-19, TP.HCM sẽ triển khai robot gọi điện hỏi thăm sức khỏe

Nữ bệnh nhân 37 tuổi mắc COVID-19 ở TP.HCM tử vong

Tính đến 18h ngày 3/6, Việt Nam có tổng cộng 6.525 ca ghi nhận trong nước và 1.538 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 4.955 ca, riêng Bắc Giang đã ghi nhận 2678 ca nhiễm. Trong ngày 3/6, Bắc Giang, Bắc Ninh tiếp tục các ca nhiễm liên quan đến các ổ dịch tại khu công nghiệp và các F1 đã được cách ly trước đó. 

13 tỉnh (Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La) đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới.

TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị Nhà nước thay đổi phương thức làm việc

TP.HCM ghi nhận thêm 30 ca mắc COVID-19 trong vòng 12 giờ qua, trong đó có 28 liên quan đến 1 cơ sở tôn giáo tại quận Gò Vấp, 2 ca còn lại đang điều tra dịch tễ. Như vậy, tới thời điểm này, ngoại trừ huyện Cần Giờ, 21/22 đơn vị hành chính cấp huyện ở TP.HCM có ca nhiễm COVID-19.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, sáng 3/6, UBND TP.HCM có công văn yêu cầu thay đổi phương thức làm việc của cơ quan, đơn vị Nhà nước nhằm đảm bảo phù hợp trong đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn. Theo đó, các cơ quan, đơn vị bố trí 1/2 số lượng người làm việc tại công sở, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc chỉ phân bổ 1/3 số lượng người làm việc.

UBND TP.HCM yêu cầu người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà. Riêng các trường hợp đặc biệt áp dụng tại quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, Quận 12 thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được làm việc tại nhà.

Trường hợp công việc có tính chất quan trọng, đặc thù không thể làm việc tại nhà thì phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 của cơ quan y tế theo quy định và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị xem xét bố trí nơi lưu trú tạm thời phù hợp ngoài địa bàn quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, Quận 12.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Long An đủ năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT–PCR

Ngày 2/6, Viện Pasteur TP.HCM đã ký Quyết định số 329/QĐ–PAS cấp Giấy Chứng nhận Năng lực Xét nghiệm khẳng định virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật realtime RT-PCR cho Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Long An.

Theo đó, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Long An có trách nhiệm thực hiện, duy trì năng lực xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 và chịu sự giám sát định kỳ hàng năm của Viện Pasteur TP.HCM.

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An được cấp chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật realtime RT–PCR. Đây là bước quan trọng nhằm giảm áp lực xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 tại tuyến đầu; Đáp ứng phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

12 giờ qua, Long An ghi nhận thêm 2 trường hợp BN7871-BN7872, là F1 của 2 bệnh nhân có liên quan đến cơ sở tôn giáo ở TP.HCM (BN7176, BN7177).

Quỳnh Trang H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn