Hội Nhà báo Việt Nam ban hành Điều lệ Giải Báo chí Quốc gia (sửa đổi)
Người làm báo cần làm gì và không được làm gì trên mạng xã hội?
Báo chí chủ động đổi mới và phát triển theo cuộc cách mạng 4.0
Giải Báo chí Quốc gia: 10 năm nhìn lại!
Báo chí gây mất cân bằng giới tính?
Cụ thể, theo Quyết định số 118/QĐ-HĐGBCQG về việc ban hành Điều lệ Giải Báo chí quốc gia (sửa đổi), Giải Báo chí Quốc gia được tổ chức thường niên trên phạm vi toàn quốc. Chủ trì Giải Báo chí Quốc gia: Hội Nhà báo Việt Nam. Cơ quan phối hợp: Bộ Thông tin và Truyền thông, mời Ban Tuyên giáo Trung ương tham gia.
Giải Báo chí Quốc gia với mục đích lựa chọn để trao giải cho những tác phẩm báo chí đạt chất lượng cao về tư tưởng, chính trị, văn hóa; Có nội dung và hình thức thể hiện hấp dẫn, đạt hiệu quả xã hội cao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Thông qua Giải Báo chí Quốc gia, góp phần động viên, cổ vũ phong trào thi đua lao động sáng tạo của đội ngũ những người làm báo trong cả nước; Phát hiện, bồi dưỡng những tài năng báo chí trong xã hội.
Những tác phẩm báo chí được xét tặng hàng năm là những tác phẩm được đăng, phát trên các phương tiện thông tin đại chúng từ ngày 1/1 - 31/12 hằng năm và được tuyển chọn từ cơ sở (tuyển chọn từ các Chi hội, Liên Chi hội, Hội Nhà báo tỉnh, thành phố; Nơi nào chưa có Hội cơ sở thì thông qua cơ quan báo chí ở đó). Các Ban hoặc Hội đồng tuyển chọn tác phẩm báo chí tham dự Giải Báo chí Quốc gia ở cơ sở gửi tác phẩm dự Giải về Trung ương Hội theo thời hạn quy định để kịp chấm và trao giải vào dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6).
Đồng chí Thuận Hữu - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (nguồn ảnh: internet)
Thành phần Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia (gọi tắt là Hội đồng Giải) do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thành phần Hội đồng Giải gồm lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Vụ Báo chí-Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông).
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam là Chủ tịch Hội đồng Giải. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam là Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Giải. Một đồng chí Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và một đồng chí Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông là Phó Chủ tịch Hội đồng Giải. Hội đồng Giải là cơ quan quyết định giải thưởng. Quyết định của Hội đồng Giải là quyết định cuối cùng.
Giải Báo chí Quốc gia được trao cho cá nhân tác giả. Người đoạt giải được cấp bằng chứng nhận kèm theo tiền thưởng. Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một tác phẩm thì giải sẽ trao cho nhóm tác giả (số tác giả một nhóm tối đa là 5 người).
Quý độc giả có thể tìm hiểu thêm thông tin về Điều lệ Giải Báo chí Quốc gia (sửa đổi) TẠI ĐÂY!
Bình luận của bạn