Không nên coi thường bệnh viêm tai giữa ở trẻ
Xì mũi không đúng cách, bé có thể bị viêm xoang, điếc
Trị chóng mặt do bệnh viêm tai giữa như thế nào?
Trẻ điếc đặc, viêm phổi nặng vì thời tiết “ẩm ương”
Viêm tai giữa khi đi bơi: Rất dễ mắc, không thể coi thường
Bác sỹ Đào Đình Thi - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, cho biết:
Chào bạn!
Viêm tai giữa là bệnh hay gặp ở trẻ, đây là hậu quả của sự viêm nhiễm đường hô hấp trên. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng, đa số các trường hợp viêm tai giữa sẽ khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, khả năng tái phát của bệnh này rất cao. Do vậy, khi trẻ đã một lần mắc bệnh, thì sau đợt điều trị đã ổn định, cần cho trẻ tái khám định kỳ thường xuyên (4 - 6 tháng/lần), nhất là trẻ có giảm thính lực, chậm nói. Viêm tai giữa sẽ tái phát nếu không điều trị triệt để và tích cực ngay từ đầu ở giai đoạn cấp tính. Viêm tai giữa cấp tính không điều trị sẽ trở thành viêm tai giữa mạn tính.
Viêm tai giữa cấp thường được chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân, kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng. Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ được cân nhắc sử dụng đồng thời với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn sung huyết.
Nếu viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này thì việc điều trị bằng cách làm thuốc tai rất có ý nghĩa. Các thuốc dùng để nhỏ tai trong từng giai đoạn cũng khác nhau. Việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa phải được tiến hành tại các cơ sở có chuyên khoa tai mũi họng. Ngoài ra, bạn chú ý giữ gìn vệ sinh thật sạch sẽ tai mũi họng thường xuyên để vùng này luôn thông thoáng, tránh bệnh tái phát trở lại.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn