Tọa lạc ở góc cua chợ Óc Eo (Thoại Sơn, An Giang), trên tuyến Tỉnh lộ 943, thuộc ấp Tân Hiệp A (thị trấn Óc Eo), 5 hộ người Khmer chỉ trương bảng hiệu “Bún sả” khiêm tốn ở góc sân, nhưng hàng quán nơi đây rất đông khách, đặc biệt vào mỗi sáng hừng đông. Thực khách của quán đủ loại thành phần, nào là công chức, viên chức Nhà nước, công nhân, nông dân, người lao động, học sinh, bà con Khmer bản xứ. Và thấy hàng quán nhộn nhịp, khách qua đường hiếu kỳ ghé vào để “tìm hiểu” thì lập tức bị “ấn tượng ngay” với hương vị lạ lạ của món bún sả đặc thù của địa phương. Thế là người thưởng thức giới thiệu cho nhiều người biết về món ăn đơn giản, ngon miệng này nên người nghe khi có dịp qua đây đều muốn “ghé” một lần cho biết.
Các quán ở đây chỉ ghi bảng hiệu “Bún sả” rồi “Bún sả nghệ”, “Bún cá - bún sả” thậm chí “Bún xả” sai chính tả, nhưng khách quen nhìn vào đó là biết ngay chủ nhân. Lúc đầu, chỉ có vài quán như của bà Sạch, ông Tiến, chị Dung, chị Bô Pha chuyên bán “bún sả”, sau đó thấy đắt hàng nên nhiều người, có cả người Kinh “sáng tạo” thêm nào là bún sả nghệ, bún sả cua, bún sả cá… rồi lấn địa bàn đến các trường học, khu đông dân cư và “trụ” ở khu chợ Óc Eo sầm uất thành thương hiệu.
Theo một cán bộ của UBND thị trấn Óc Eo, số hộ bán bún cua, bún cá, bún xào, bún thịt, bún thập cẩm… rất nhiều, còn số quán bán “bún sả”, đặc sản của người Khmer chỉ hơn chục hộ, tập trung ở cua chợ và rải rác các nơi. Hiện các quán này khá đông khách, nhất là vào buổi sáng, do bán giá bình dân và hương vị ngon lạ. Nếu được sự đồng ý và số hàng quán nhiều hơn, trong tương lai, nơi đây sẽ hình thành khu ẩm thực đặc thù về “bún sả” và các món ăn truyền thống của đồng bào Khmer.
“Để có được tô bún sả bắt mắt, mùi thơm, hương vị quyến rũ khách, đòi hỏi người chế biến phải am hiểu về nghệ thuật nêm nếm và nấu nồi nước lèo đúng điệu. Đây là bí quyết thành công, cũng là nghề gia truyền, mỗi người làm một kiểu.Với món bún sả phải cho vào nồi một tỷ lệ sả bầm, đập giập thích hợp, tùy theo nồi lớn nhỏ, đặc biệt không thể thiếu món ngãi bún (một loại củ như củ nghệ, màu đậm hơn). Khi nồi nước lèo sôi lên, phải thường xuyên vớt bọt để mắm, tôm, thịt... không làm đục nước. Nếu là “bún sả cá” thì rỉa thịt đã nấu chín cho vào, còn “bún sả bằm” thì cho cá lóc bằm vào” - chị Dương Thị Bô Pha, chủ quán “Bún sả- Bún cá” chia sẻ kinh nghiệm.
Chị cho biết: “Do chỉ bán giá 8.000 đồng/tô nên nguyên liệu cá, thịt, tôm, tép cũng phải phân bổ phù hợp, chớ nếu mặt bằng giá được 12.000 đến 15.000 đồng/tô thì tôi bảo đảm tô bún mình bán, khách không chê vào đâu được”.
Anh Lâm Đặng Thế Hậu, chồng chị Bô Pha cho biết: “Từ ngày mẹ vợ tôi từ Tri Tôn về đây bán “bún sả” chỉ có 1 - 2 hộ bán, nay khá đông. Do được bà truyền bí quyết nấu nước lèo nên quán khá đông khách, có ngày tôi bán trên 25 kg bún, mệt lã người, nhưng cố lấy công để tăng thu nhập. Vợ chồng tôi phải thức dậy từ lúc 4 giờ sáng, bán đến trưa, thu nhập bình quân khoảng 300.000 đồng, chưa kể bán giải khát, lặt vặt cũng kiếm thêm đôi chút. Tới đây, khi khách du lịch đông hơn vào dịp cận Tết, chắc vợ chồng tôi buộc phải thuê thêm nhân công để đáp ứng nhu cầu ẩm thực vừa ngon miệng, sạch sẽ, lịch sự, văn minh cho người thưởng thức”.
Bí thư Đảng ủy thị trấn Óc Eo Trần Hữu Giàu chia sẻ: “Thị trấn có gần 17.000 người, trong đó trên 25% là người dân tộc Khmer, tập trung ở 2 ấp Trung Sơn và Tân Đông, sống bằng nông nghiệp, buôn bán nhỏ. Một số hộ ở ấp Tân Hiệp A làm nghề buôn bán và “bún sả” là mặt hàng được bà con cũng như du khách “vừa ý”. Các quán này ngày thường khá đông khách, chủ yếu lấy công làm lời. Khi có lễ hội, dịp cuối năm và Tết dân tộc Khmer, Tết Nguyên đán thì hàng quán nhộn nhịp hẳn lên, phục vụ không chỉ bà con bản địa mà cho du khách từ nhiều nơi. Địa phương rất ủng hộ, khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách cho các hộ mở rộng kinh doanh, mua bán, đặc biệt ưu tiên người Khmer với mặt hàng ẩm thực truyền thống đang được người tiêu dùng ưa chuộng”.
Các quán ở đây chỉ ghi bảng hiệu “Bún sả” rồi “Bún sả nghệ”, “Bún cá - bún sả” thậm chí “Bún xả” sai chính tả, nhưng khách quen nhìn vào đó là biết ngay chủ nhân. Lúc đầu, chỉ có vài quán như của bà Sạch, ông Tiến, chị Dung, chị Bô Pha chuyên bán “bún sả”, sau đó thấy đắt hàng nên nhiều người, có cả người Kinh “sáng tạo” thêm nào là bún sả nghệ, bún sả cua, bún sả cá… rồi lấn địa bàn đến các trường học, khu đông dân cư và “trụ” ở khu chợ Óc Eo sầm uất thành thương hiệu.
Theo một cán bộ của UBND thị trấn Óc Eo, số hộ bán bún cua, bún cá, bún xào, bún thịt, bún thập cẩm… rất nhiều, còn số quán bán “bún sả”, đặc sản của người Khmer chỉ hơn chục hộ, tập trung ở cua chợ và rải rác các nơi. Hiện các quán này khá đông khách, nhất là vào buổi sáng, do bán giá bình dân và hương vị ngon lạ. Nếu được sự đồng ý và số hàng quán nhiều hơn, trong tương lai, nơi đây sẽ hình thành khu ẩm thực đặc thù về “bún sả” và các món ăn truyền thống của đồng bào Khmer.
“Để có được tô bún sả bắt mắt, mùi thơm, hương vị quyến rũ khách, đòi hỏi người chế biến phải am hiểu về nghệ thuật nêm nếm và nấu nồi nước lèo đúng điệu. Đây là bí quyết thành công, cũng là nghề gia truyền, mỗi người làm một kiểu.Với món bún sả phải cho vào nồi một tỷ lệ sả bầm, đập giập thích hợp, tùy theo nồi lớn nhỏ, đặc biệt không thể thiếu món ngãi bún (một loại củ như củ nghệ, màu đậm hơn). Khi nồi nước lèo sôi lên, phải thường xuyên vớt bọt để mắm, tôm, thịt... không làm đục nước. Nếu là “bún sả cá” thì rỉa thịt đã nấu chín cho vào, còn “bún sả bằm” thì cho cá lóc bằm vào” - chị Dương Thị Bô Pha, chủ quán “Bún sả- Bún cá” chia sẻ kinh nghiệm.
Chị cho biết: “Do chỉ bán giá 8.000 đồng/tô nên nguyên liệu cá, thịt, tôm, tép cũng phải phân bổ phù hợp, chớ nếu mặt bằng giá được 12.000 đến 15.000 đồng/tô thì tôi bảo đảm tô bún mình bán, khách không chê vào đâu được”.
Anh Lâm Đặng Thế Hậu, chồng chị Bô Pha cho biết: “Từ ngày mẹ vợ tôi từ Tri Tôn về đây bán “bún sả” chỉ có 1 - 2 hộ bán, nay khá đông. Do được bà truyền bí quyết nấu nước lèo nên quán khá đông khách, có ngày tôi bán trên 25 kg bún, mệt lã người, nhưng cố lấy công để tăng thu nhập. Vợ chồng tôi phải thức dậy từ lúc 4 giờ sáng, bán đến trưa, thu nhập bình quân khoảng 300.000 đồng, chưa kể bán giải khát, lặt vặt cũng kiếm thêm đôi chút. Tới đây, khi khách du lịch đông hơn vào dịp cận Tết, chắc vợ chồng tôi buộc phải thuê thêm nhân công để đáp ứng nhu cầu ẩm thực vừa ngon miệng, sạch sẽ, lịch sự, văn minh cho người thưởng thức”.
Bí thư Đảng ủy thị trấn Óc Eo Trần Hữu Giàu chia sẻ: “Thị trấn có gần 17.000 người, trong đó trên 25% là người dân tộc Khmer, tập trung ở 2 ấp Trung Sơn và Tân Đông, sống bằng nông nghiệp, buôn bán nhỏ. Một số hộ ở ấp Tân Hiệp A làm nghề buôn bán và “bún sả” là mặt hàng được bà con cũng như du khách “vừa ý”. Các quán này ngày thường khá đông khách, chủ yếu lấy công làm lời. Khi có lễ hội, dịp cuối năm và Tết dân tộc Khmer, Tết Nguyên đán thì hàng quán nhộn nhịp hẳn lên, phục vụ không chỉ bà con bản địa mà cho du khách từ nhiều nơi. Địa phương rất ủng hộ, khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách cho các hộ mở rộng kinh doanh, mua bán, đặc biệt ưu tiên người Khmer với mặt hàng ẩm thực truyền thống đang được người tiêu dùng ưa chuộng”.
Bình luận của bạn