Đối phó với nguy hiểm khi đi du lịch mùa hè

Bạn nên xem nhiệt độ và ánh nắng trước khi ra biển để tránh bị say nắng hoặc bỏng da

Tắm xông hơi: Liệu pháp trường thọ của phái mạnh

Muốn da đẹp nhất thiết phải xông hơi thải độc!

Muốn da đẹp nhất thiết phải xông hơi thải độc!

Hoàn thành xông hơi, tẩy độc cho 50 người đầu tiên tại Đà Nẵng

Say nắng

Gặp người bị say nắng, bạn nên đưa vào nơi râm mát, thoáng gió, cởi bớt quần áo. Sau đó, dùng khăn dấp nước mát liên tục đắp lên trán, gáy, ngực, nách, cánh tay, đùi. Trong trường hợp người bị say nắng không tỉnh cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Say sóng

Triệu chứng thường thấy của say sóng là da đỏ, khô và nóng dù có thể toàn thân vẫn đổ mồ hôi, nhiệt độ tăng cao, mạch nhanh, yếu. Người bị say sẽ thở hổn hển, co giật, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, hoa mắt và bất tỉnh. 
Cách xử lý là đưa nạn nhân ra chỗ thoáng, cởi bỏ bớt quần áo, chườm khăn lạnh để nhanh chóng hạ nhiệt độ về mức 37 độ C. Bên cạnh đó, bạn cũng phải chú ý tới hơi thở của người bị nạn và tìm kiếm hỗ trợ y tế. 

Đuối nước

Khi gặp người bị đuối nước, bạn cần kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, tát thật mạnh vào má nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh. Nhanh chóng quàng tay qua nách, hoặc gọi thêm người hỗ trợ đưa nạn nhân vào bờ. Sau đó, để nạn nhân ở tư thế an toàn, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo và tiến hành hô hấp nhân tạo. Khi mạch đập trở lại, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để hồi sức cấp cứu.

Bị sứa đốt, cắn 

Nếu chẳng may bạn chạm phải sứa khi đi biển, chất độc từ sứa có thể gây khó chịu như cảm giác bỏng rát hoặc thậm chí gây ra các mối đe dọa nghiêm trọng hơn như mẩn đỏ nhiều, dị ứng da nặng. Khi tắm biển, nếu bạn thấy da đau rát hãy nhanh chóng bơi trở lại bờ, lau khô vùng da bị sứa đốt, không chà xát mạnh. Hãy liên hệ với nhân viên y tế để được hướng dẫn cách điều trị khi bị sứa cắn.

Chuột rút

Chuột rút làm giảm khả năng bơi lội hoặc nguy hiểm hơn là chết đuối. Nếu đang đắm mình trong dòng nước biển và gặp hiện tượng này, bạn cần bình tĩnh để xử lý. Trường hợp cơ bụng bị chuột rút, hãy thả lỏng cơ thể trong tư thế dang rộng tay chân. Từ từ hít sâu và dùng tay bấm các huyệt xung quanh, xoa nhẹ nhàng lên vùng chuột rút, sau đó nhờ người đưa lên bờ.

Dị ứng hải sản 

Triệu chứng dị ứng hải sản có thể bắt đầu bằng đổ mồ hôi, mệt mỏi, đau bụng nhẹ và chuyển dần sang các phản ứng nghiêm trọng như đau bụng dữ dội, buồn nôn, nhức đầu, tê lưỡi. Một số người còn có thể xuất hiện triệu chứng đau ngực, khó thở. Vì vậy, để ngăn ngừa dị ứng bạn nên cẩn thận tránh xa những món hải sản lạ cũng như hỏi kỹ thông tin về món ăn mà mình dùng. Nên mang theo thuốc chống dị ứng trong chuyến đi.

Đề phòng dòng chảy xa bờ

Trước khi xuống nước, bạn nên hỏi người dân địa phương bãi tắm nào an toàn để tránh nguy cơ bị sụt cát, sứa đốt, đá nhọn… Điều đầu tiên cần ghi nhớ là dành khoảng 5 - 10 phút để quan sát biển báo nguy hiểm và nhận dạng dòng chảy xa bờ. Có thể nhận biết dòng chảy này nhờ những đặc điểm sau: Có màu sậm hơn vì nơi đó nước sâu hơn; Có mặt nước lặng hơn, thường có sóng nhỏ hơn; Đôi khi có thể thấy các mảnh vỡ/bọt nước nổi trên mặt dòng chảy xa bờ và trôi ra biển.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội