Empty
Empty
Empty

Đầu tháng 11, tôi có đi gặp một bệnh nhân suy thận độ 2 đã có 8 năm sử dụng thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh cho mình, ông Trần Bá Cam. Nhà ông Cam ở Thanh Nê, Chương Mỹ. Khi chúng tôi tới, ông Cam đang chỉ đạo mấy người thợ làm nhà cho con trai. Nhìn dáng người đậm đà, nhanh nhẹn, nét mặt tươi tắn hồng hào của ông, ai bảo ông là bệnh nhân suy thận độ 2.

Ông Cam cho biết, trước khi phát hiện bệnh suy thận, ông từng có mấy năm bị gout. Thỉnh thoảng cơn gout cấp kéo tới khiến ông đau vô cùng. Nhưng mỗi lần như vậy, ông chỉ dùng thuốc là cơn đau lui bớt. Nhưng rồi, cơn gout năm 2014 không như vậy. “Tôi đau tới không ngồi dậy nổi. Chính vì thế, vợ con mới đưa lên viện khám, có như vậy mới phát hiện ra tôi bị suy thận độ 2.”

Biết mình bị suy thận độ 2, ông Cam cũng cảm thấy suy sụp, bởi “người nhà tôi cũng đã có người mất vì suy thận nên tôi có cảm giác mình sắp về với các cụ tới nơi vậy.” Nhưng rồi, vì vợ vì con, ông vực lại tinh thần. Nằm trong viện điều trị 15 ngày, sức khỏe ổn định hơn, ông quyết định về nhà điều trị theo đơn thuốc và thử tìm thêm phương pháp điều trị kết hợp khác. Ông Cam nghe ngóng khắp nơi, từ ông lang bà mế cho tới các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh. Rồi ông bắt gặp một sản phẩm, bài quảng cáo của công ty phân phối, nên ông gọi điện tới công ty. Được tư vấn sử dụng sản phẩm, lại biết công ty đã có hơn 10 năm phân phối sản phẩm thực phẩm chức năng, nên ông tin tưởng sử dụng. Ông đã theo dõi sự biến đổi của cơ thể trong 6 tháng, trước khi quyết định gắn bó với sản phẩm này.

Empty

“Đầu tiên tôi thấy cải thiện tiểu đêm, trước phải dậy 4 lần trong đêm, nhưng sau mấy tháng thì giảm còn 2 lần, với người có tuổi như tôi vậy là yên rồi. Sau 6 tháng đi khám lại thì chỉ số creatinine ở mức độ cho phép. Từ đó tới nay, tôi vẫn duy trì sử dụng đều đặn sản phẩm, bệnh ổn, sức khỏe càng ngày càng tốt hơn.” Ông Cam chia sẻ.

Ông Cam cũng cho biết thêm, sau khi sử dụng sản phẩm hiệu quả, giúp bệnh ổn định, ông cũng chia sẻ về sản phẩm với nhiều người bệnh khác, có người sử dụng có hiệu quả như ông, cũng có người không được bằng. Hiệu quả thế nào không chắc nhưng “Sử dụng thực phẩm chức năng hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần có niềm tin, cần biết theo dõi những biến chuyển của cơ thể sau khi sử dụng và hơn cả, những sản phẩm đó phải được phân phối bởi một công ty uy tín như sản phẩm TPCN Ích Thận Vương tôi đang sử dụng. Chưa kể, nếu không được tư vấn bởi các chuyên gia y tế, tôi cũng không tin tưởng để sử dụng”, ông Cam chia sẻ. Chính vì thế, đã có không ít người giới thiệu cho ông các sản phẩm thực phẩm chức năng tương tự nhưng bởi không rõ công ty sản xuất cũng như công ty phân phối và không có người tư vấn cụ thể mà ông Cam không dùng.

Empty

Chia sẻ của ông Cam khiến tôi nhớ tới bài viết được bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu đăng trên trang cá nhân vài tháng trước. Việc lạm dụng thuốc, thực phẩm chức năng dẫn đến hậu quả/tác hại cho sức khỏe đã được các nhà chuyên môn cảnh báo.

Bác sỹ Lân Hiếu đã chia sẻ trên trang cá nhân của mình như sau: “Sáng gặp bác bệnh nhân không phải già lắm nhưng bệnh khá nặng phải nhập viện liên tục vì đau ngực. Mở trong túi ra một bọc thuốc, bác phân trần đã “vái tứ phương” nhưng bệnh ngày càng nặng lên. Tôi mới hỏi đơn thuốc của bác đâu? Lục mãi cũng có cái đơn nhầu nhĩ nhưng từ năm ngoái và thuốc trong đơn chẳng liên quan gì đến bọc thuốc trên tay. Hoá ra mỗi bệnh viện bác chọn 1 loại uống, rồi của nhà bán thuốc khuyên uống, thuốc của anh bạn đi Tàu về cho, thuốc ông bác sỹ già đầu ngõ, thậm chí thuốc của vợ cũng giữ một ít để phòng khi huyết áp lên dùng tạm một vài viên.”

Câu chuyện của bác sỹ Lân Hiếu chia sẻ cũng giống như chia sẻ của một nhà báo trên trang cá nhân của anh về trường hợp của mẹ mình. “Mẹ tôi ngót ngét 90 tuổi. Nhà gần bệnh viện, cụ hay ra mấy hiệu thuốc, các cô bán thuốc quen thấy cụ hay chào mời “Bà ơi có mấy thứ này trị mỡ máu tốt lắm, nhà con nhiều người dùng rồi, bà dùng thử đi”. Thế là cụ mua về uống. Có lần mẹ tôi kêu mệt, đưa vào viện cấp cứu. Xét nghiệm máu cho biết men gan cao. Bác sỹ điều trị hỏi “Bà ơi, hàng ngày bà có dùng thuốc đông y không?” Bác sỹ bắt đúng bệnh của cụ rồi. Cụ vẫn hay uống mấy thứ các cô ở cửa hàng thuốc cứ thấy cụ là chào mời. Việc sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng cũng vậy, theo thói quen và qua “mách bảo” của người quen, thường là không có chuyên môn, khá lá phổ biến, mà bà mẹ gần 90 tuổi của tôi là một ví dụ. Sau bận phải vào nằm viện gần cả tuần để điều trị men gan cao, cụ cũng đã nghe ra, bác sỹ kê đơn cho mới uống!”

Empty

Và hơn cả là sự việc được Bệnh viện Da liễu TP.HCM và Bệnh viện Nhi Trung ương công bố với báo giới.

Thông cáo báo chí của Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, bệnh viện này đã cứu sống bệnh nhân Vũ Thị H. (25 tuổi ngụ tại tỉnh Lâm Đồng) bị hoại tử thượng bì nhiễm độc (Hội chứng Lyell) nặng, tiên lượng tỷ lệ tử vong lên tới 50%. Bệnh nhân đến khám trong tình trạng cơ thể mệt, trên da xuất hiện các ban đỏ, bóng nước và vết trợt chiếm hơn 60% diện tích cơ thể, kèm theo tổn thương niêm mạc mắt, miệng, mũi… Khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết mình có bệnh vảy nến, được người quen giới thiệu một số loại thực phẩm chức năng để điều trị, tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da, thải độc tố… nên đã mua bộ gồm 7 sản phẩm thực phẩm chức năng với giá gần 5 triệu đồng. Sau khi sử dụng được khoảng 5 - 7 ngày thì xuất hiện các nốt ban nhỏ, lấm tấm… nhưng người bán nói là sản phẩm đang phát huy tác dụng thải độc tố nên tiếp tục sử dụng. Bản thân bệnh nhân này cho biết: “Sau những ngày sử dụng thuốc, cơ thể đau nhức, cảm giác đau từng lỗ chân lông, từng sợi tóc. Chịu không nổi nên tôi được người nhà đưa lên cấp cứu ở một bệnh viện đa khoa và được giới thiệu qua Bệnh viện Da Liễu TP.HCM”.

Theo BSCK2 Nguyễn Trúc Quỳnh, Khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, bệnh nhân được chẩn đoán là hoại tử thượng bì nhiễm độc (hội chứng Lyell) do không được tư vấn sử dụng thực phẩm chức năng đúng cách. Bệnh viện Da liễu TP.HCM còn cho biết, thời gian qua tiếp nhận khá nhiều trường hợp dị ứng với thuốc, thực phẩm chức năng trong đó có nhiều trường hợp nặng phải nhập viện điều trị. Bản thân các dược thảo, chế phẩm bắt nguồn từ thực phẩm có trong thực phẩm chức năng không gây dị ứng nhưng các tá dược hay chất bảo quản có trong thực phẩm chức năng đều có nguy cơ gây dị ứng, thậm chí gây dị ứng rất nặng.

Hay như Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho trường hợp hai anh em ruột V.L. (3 tuổi) và M.H. (18 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng nôn, đau bụng nhiều (thông tin trên Báo Tuổi trẻ điện tử ngày 11/8/2022). Gia đình cho biết hằng ngày đều đặn cho hai bé uống vitamin D từ sau sinh. Bà thấy cháu thích uống và nghĩ rằng vitamin là thuốc bổ, uống nhiều cũng không sao nên thay vì cho cháu uống theo liều lượng quy định thì để hai cháu uống tùy thích. Từ đó, hai bé uống trực tiếp tại lọ, lấy nhiều hơn liều quy định nhiều lần trong thời gian dài. Khoảng hai tuần trước khi nhập viện, hai bé đều xuất hiện tình trạng nôn, táo bón, đau bụng từng cơn 8-9 lần/ngày. Qua thăm khám kết quả cho thấy cả hai bé đều bị tăng canxi máu, nồng độ vitamin D tăng rất cao so với giới hạn bình thường, có dấu hiệu suy thận cấp, được chẩn đoán ngộ độc vitamin D và suy thận cấp do dùng quá liều vitamin D thời gian dài.

“Đây không phải trường hợp hãn hữu mà thường xuyên gặp, đặc biệt ở những người có chút hiểu biết thuốc men. Họ sẽ khám nhiều người, hỏi nhiều hướng, nghe ngóng uống thử một vài loại hay giảm nửa liều để… xem thế nào. Nhiều trường hợp cách làm này thành công vì đơn thuốc cũng có nhiều loại thực sự không cần thiết, liều thuốc nhiều khi bị quá cao hay đơn giản là không có bệnh thật nên viên thuốc bổ cũng có tác dụng như thần dược. Vậy nhưng khi có bệnh thực sự như tim mạch, đái tháo đường, thần kinh, tâm thần… những bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài thậm chí suốt đời, đơn thuốc ổn định là vô cùng quan trọng. Việc thay đổi thuốc liên tục chắc chắn có hại, tự phối hợp các thuốc theo đơn khác nhau của nhiều “nguồn” là tuyệt đối không nên vì người bệnh đâu có biết sự tương tác nguy hiểm khi dùng chung với nhau. Nếu biến chứng xảy ra mình là người thiệt thòi nhất, chẳng bác sỹ hay cơ sở y tế nào chịu trách nhiệm khi người bệnh tự uống lẫn lộn đơn thuốc với nhau, không theo hướng dẫn”, bác sỹ Lân Hiếu viết.

Empty
Empty

Những vụ việc nêu trên cho thấy đây là những trường hợp có tính điển hình về việc lạm dụng thuốc và thực phẩm chức năng. Với trường hợp bệnh nhân của Bệnh viện Da liễu TP.HCM, người bệnh có bệnh nền lại tùy tiện sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng theo giới thiệu và hướng dẫn của người quen (!?). Muốn có thông tin chính xác, cụ thể về nhãn hiệu, công dụng và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm mà người bệnh đã sử dụng và “người quen” giới thiệu có chuyên môn hay không, để tránh gây ngộ nhận về những sản phẩm thực phẩm chức năng khác có cùng công dụng và nhằm hướng dẫn người tiêu dùng hiểu đúng và sử dụng đúng sản phẩm thực phẩm chức năng, Tạp chí Sức khỏe +, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đã có công văn đề nghị Bệnh viện Da liễu TP.HCM cung cấp thêm thông tin, nhưng cho đến nay chưa nhận được sự hồi đáp.

Với những trường hợp này, các nhà chuyên môn cũng đã lên tiếng cảnh báo. Theo TS. Trần Quốc Cường - giảng viên bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), vì thực phẩm chức năng không cần kê đơn nên việc phụ huynh tự ý mua cho con trẻ về uống bổ sung không sai. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thực phẩm chức năng quá nhiều, có thể dẫn đến nguy hại cho trẻ. "Tất cả các loại thuốc, dù là thuốc bổ, thực phẩm chức năng đi nữa thì cần uống đúng và đủ liều lượng theo hướng dẫn nhà sản xuất, chỉ định của bác sỹ, nếu có. Đặc biệt là một số loại kẹo bổ, siro, trẻ rất thích nên phụ huynh thường cho trẻ dùng nhiều hơn và điều này cũng gây nguy hại cho trẻ", ông Cường nói (trích dẫn báo Tuổi trẻ điện tử ngày 11/8/2022).

Cũng theo các chuyên gia, nếu người dân có nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng để chăm sóc và cải thiện sức khoẻ, cần có sự tư vấn của bác sỹ. DS.Lê Phước Thành Nhân, Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Lê Văn Thịnh (TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, thực phẩm chức năng khi sử dụng phải có tư vấn của bác sỹ, không nên tự ý sử dụng theo thói quen hoặc lời tư vấn, quảng cáo “quá mức” của người bán hàng. Nếu sử dụng thực phẩm chức năng tùy tiện sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc do thừa chất, thậm chí có những biến chứng nguy hại (Báo Người Lao động 12/3/2022).

Empty

Thế nhưng, chuyện bác sỹ tư vấn hay kê đơn thực phẩm chức năng bị “làm rùm beng” không phải là chuyện “xưa nay hiếm”, báo chí cũng đã nhiều lần phản ánh và lần nào ngành chức năng cũng vào cuộc ngay lập tức. Thậm chí còn lần bác sỹ ở một bệnh viện trung ương kê đơn thuốc có thực phẩm chức năng còn bị kỷ luật điều chuyển công việc. Thực phẩm chức năng là gì mà bị đối xử như vậy?

Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học. Bộ Y tế đã ban hành hẳn một Thông tư (Thông tư 43/2014 /TT-BYT ngày 24/11/2014) quy định về quản lý thực phẩm chức năng.

Empty

Theo nhiều chuyên gia, thực phẩm chức năng không phải là thuốc, nhưng thực phẩm chức năng có tác dụng nâng cao thể trạng, nhất là trong các trường hợp người mới ốm dậy, sức khỏe suy giảm nhưng chưa đến mức phải điều trị, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính lâu dài, người già cần bổ sung vitamin, khoáng chất… Đối với người bệnh điều trị, thực phẩm chức năng giúp tránh các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc lên các cơ quan khác như gan, thận… Thế nhưng, hiện nay Bộ Y tế quy định bác sỹ không được kê đơn thực phẩm chức năng.

PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam từng phát biểu: “Đơn thuốc phải là lời dặn dò của thầy thuốc đối với bệnh nhân về cách dùng thuốc, cách ăn uống, cách vận động, làm việc, nghỉ ngơi. Tại sao lại cấm bác sỹ kê đơn trong khi thực phẩm chức năng rất hữu ích và cần thiết cho người điều trị ngoại trú, và kể cả nội trú?” Ông cũng đặt vấn đề: “Phát triển thực phẩm chức năng để phục vụ cho sức khỏe con người là xu hướng tất yếu và không thể phủ nhận ở Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới. Do vậy, người dân cần sự tư vấn chuẩn xác để sử dụng đúng và đạt hiệu quả tốt nhất cho lợi ích của mình”.

Theo nhiều chuyên gia, quy định này nên được sửa đổi nhằm hướng dẫn người dân sử dụng thực phẩm chức năng cho đúng và an toàn. Báo chí từng dẫn lời của các chuyên gia tại các cuộc hội thảo về lĩnh vực này. Như giáo sư Hoàng Tích Huyền, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội, cho rằng đã đến lúc cần lưu ý kê đơn những thực phẩm chức năng trong các bệnh viện để làm phong phú các phương cách điều trị, giúp người bệnh chóng lấy lại sức khỏe.

Ông Dương Huy Liệu, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam cho biết: “Bộ Y tế nên sửa quy định trên. Thay vì cấm bác sỹ kê đơn thực phẩm chức năng thì cần có thông tư, chỉ thị hướng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng trong điều trị, dự phòng nâng cao sức khỏe một cách tương đối toàn diện”.

Empty

Báo chí cũng đã dẫn một số ý kiến nhà chuyên môn cho rằng nên sử dụng đơn riêng khác màu để phân biệt với đơn thuốc, ghi vào sổ y bạ… Có chuyên gia góp ý sửa đơn thuốc hiện hành trở thành “Y lệnh” vẫn dùng như thời gian trước, nghĩa là bên cạnh thuốc, bác sỹ có thể ghi hướng dẫn cho người bệnh cách dùng thuốc, lời khuyên về bổ sung dinh dưỡng, tập luyện…

Theo quy định của Bộ Y tế, thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Nhưng cũng không phải thực phẩm chức năng “không có tác dụng” chỉ làm tốn tiền trong điều trị, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe như đã nêu trên… Hiện đang có tình trạng vi phạm quy định về quảng cáo, quảng cáo thực phẩm chức năng như là thuốc chữa bệnh, tạo hiểu lầm cho người dân. Vi phạm trong quảng cáo thường xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội, cần được các cơ quan chức năng ra tay chấn chỉnh.

Cùng với đó, việc truyền thông về thực phẩm chức năng cần theo phương châm “3 đúng” (Hiểu đúng - Dùng đúng - Làm đúng) để giúp xã hội hiểu đúng về vai trò, công dụng của thực phẩm chức năng, giúp người dân sử dụng đúng thực phẩm chức năng và doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh làm theo đúng quy định. Còn không, cứ mỗi lần có chuyện kê đơn thực phẩm chức năng, báo chí lại nêu như một sự lạm dụng, vi phạm tạo ra những hiệu ứng xã hội… tội cho thực phẩm chức năng, cứ bị xem như là “con ghẻ” vậy!

Empty
Empty

Quan tâm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe là nhu cầu chính đáng của mỗi người chúng ta. Sử dụng thực phẩm chức năng cho mục đích bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe là nhu cầu hiện hữu của người dân. Việc hiểu đúng và sử dụng đúng thực phẩm chức năng sẽ giúp chúng ta giữ gìn và bảo vệ thứ vốn quý nhất là sức khỏe của chính mình.

Trước hết các thượng đế - người tiêu dùng hãy chỉ nên mua thực phẩm chức năng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, để tránh mua phải hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng. Thông tin ngay cho cơ quan Nhà nước có liên quan khi phát hiện thực phẩm chức năng lưu thông trên thị trường không bảo đảm an toàn, có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng. Người tiêu dùng “dễ tính” sẽ tiếp tay cho các đối tượng làm giả, làm nhái sản phẩm thực phẩm chức năng, sẵn sàng “vượt rào” luật pháp để sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.

Người tiêu dùng cần từ bỏ thói quen tự ý mua thuốc không qua kê đơn tại các hiệu thuốc hoặc mua trên mạng; sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng không có sự tham khảo tư vấn của giới chuyên môn. Sự ngộ nhận về thực phẩm chức năng sẽ càng trở nên nguy hại nếu người tiêu dùng cả tin vào quảng cáo, cho rằng có thể thay thế được thuốc chữa bệnh, dẫn đến mất tiền oan mà còn mang vạ vào thân, như trường hợp dẫn ở trên.

Về phía quản lý nhà nước, để bảo vệ người tiêu dùng, cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, đặc biệt là công tác hậu kiểm, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm. Tăng cường kiểm tra chống hàng giả, gian lận thương mại đối với thực phẩm chức năng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh tuân thủ nghiêm túc quy định pháp luật. Phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật các hành vi vi phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng, nhất là việc quảng cáo thực phẩm chức năng như “thần dược”… Đặc biệt cần tăng cường sự hướng dẫn sử dụng của cơ quan chuyên môn.

Cùng với đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, vì sự phát triển bền vững của chính mình, cần tuân thủ bảo đảm các quyền của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật trong đó có Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng được pháp luật bảo đảm các quyền như được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản; quyền được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ; quyền được lựa chọn; quyền được góp ý về giá cả, chất lượng hàng hóa; quyền được bồi thường thiệt hại; quyền được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng…

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý