Ebola: Nguy cơ lan rộng trên toàn thế giới

Ebola vẫn tiếp tục lây lan ở các nước châu Phi

Nhà báo Mỹ nhiễm Ebola khi tác nghiệp

Mỹ: Tìm kiếm phương pháp xử lý rác thải y tế từ Ebola

Vương quốc Anh kêu gọi sự trợ giúp quốc tế chống lại Ebola

Bệnh nhân Ebola đầu tiên ở Mỹ không nhận được điều trị Zmapp

Mỹ: Hệ thống y tế đã làm gì với ca nhiễm Ebola đầu tiên?

Theo đó trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên tại châu Âu là một nữ y tá người Tây Ban Nha. Nữ y tá này mắc bệnh sau khi đã tham gia chăm sóc và điều trị một bệnh nhân Ebola là người truyền giáo trở về Tây Ban Nha từ Sierra Leone ngày 22/9/2014, tử vong ngày 25/9/2014.

Tại Mỹ cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm Ebola đầu tiên vào hôm 30/9. Bệnh nhân là Thomas Eric Duncan làm nhân viên cho một công ty chuyển phát nhanh tại Mỹ. Ông đã bị nhiễm Ebola khi đến Liberia. Duncan được đưa vào bệnh viện và điều trị bằng một loại thuốc thử nghiệm mới nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tính đến ngày 9/10 trên thế giới đã ghi nhận 8.104 trường hợp mắc, trong đó có 3.908 trường hợp tử vong vì Ebola. Chỉ trong gần 7 tháng số ca mắc Ebola vẫn tiếp tục gia tăng theo cấp số nhân.
Ebola đang lan rộng trên toàn thế giới

Trong 6 quốc gia nằm trong vùng dich, Liberia tiếp tục là nước có số người mắc và tử vong vì Ebola nhiều nhất với là 3.924 trường hợp và 2.210 trường hợp. Kế đến là Sierra Leone (quốc gia đã áp đặt lệnh giới nghiêm trong 3 ngày để ngăn chặn virus Ebola lây nhiễm, vẫn có số ca nhiễm mới tăng caovới 2.789 trường hợp mắc, trong đó 879 trường hợp tử vong; Guinea có 768 người tử vong trong số 1.298 trường hợp mắc; Nigeria có 20 trường hợp mắc, trong đó 8 trường hợp tử vong; Congo có số người mắc và tử vong lần lượt là 70 trường hợp và 43 trường hợp.

Tại khu vực châu Phi, tình hình tại Senegal được ghi nhận tương đối khả quan. Senegal có 1 trường hợp mắc, chưa có trường hợp tử vong.

Trong 8.104 trường hợp mắc Ebola thì có 409 trường hợp là cán bộ y tế. Sự bùng phát chưa từng có của dịch bệnh Ebola đang dần ngoài tầm kiểm soát khi mà các trung tâm y tế phải vật lộn để đối phó với những con số các trường hợp nhiễm bệnh gia tăng không ngừng.

Đại diện Tổ chức Y tế thế giới WHO nhấn mạnh sự cần thiết phải có "các biện pháp an ninh thích hợp" nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, những người có nguy cơ lây nhiễm cao. WHO cũng kêu gọi các quốc gia nằm trong vùng dịch tăng cường các biện pháp phòng chống, đồng thời sẵn sàng đối phó với nguy cơ lây nhiễm, thông qua việc tăng cường huấn luyện và đào tạo nhân viên y tế.

Thùy Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn