Ebola: Những lỗ hổng trong hệ thống y tế của Mỹ

Cảnh báo nguy cơ Ebola toàn cầu sau ca lây nhiễm thứ 2 tại Mỹ

100 người Mỹ có nguy cơ mắc Ebola

Nhà báo Mỹ nhiễm Ebola có dấu hiệu phục hồi

Nữ y tá bị nhiễm Ebola ở Mỹ đã mặc đồ bảo hộ đầy đủ

Bệnh nhân Ebola đầu tiên của Mỹ đã tử vong

Theo các chuyên gia, các sai lầm của các nhân viên y tế với trường hợp của Thomas Eric Duncan gồm: trì hoãn việc xét nghiệm và điều trị đến 2 ngày, tạo điều kiện cho virus phát tán, sự thờ ơ của nhân viên y tế với một trường hợp nghi nhiễm nguy hiểm và 2 trường hợp nhiễm đã được xác nhận mới đây đều là 2 y tá đã từng chăm sóc cho Duncan...

Nữ y tá gốc Việt, Nina Phạm nhiễm virus Ebola đang được đưa tới bệnh viện

Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao một cường quốc nắm giữ những công nghệ khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới vẫn để lọt lưới cho virus Ebola lây nhiễm?

Tiến sỹ Craig Smith, Giám đốc Trung tâm Bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Augusta, Georgia thừa nhận: “Hệ thống y tế của chúng tôi đã không xử lý tốt trường hợp nhiễm bệnh Ebola đầu tiên ở nước Mỹ”.

Ngay cả một bệnh viện hàng đầu của Mỹ có kế hoạch cụ thể để đối phó với các bệnh truyền nhiễm lại có thể để cho nhân viên của họ tiếp xúc với virus Ebola. Trung tâm Y tế, Đại học Vanderbilt gần đây đã tiến hành một thử nghiệm. Họ cho một người giả dạng bệnh nhân Ebola đến xét nghiệm. Trong quá trình xét nghiệm, các y tá và các bác sỹ đã tháo bỏ mặt nạ và các trang thiết bị bảo vệ khác.

Tiến sỹ William Schaffner - Cục trưởng của Cục Y tế dự phòng Mỹ

Phát biểu tại Trung tâm quốc tế Wilson, Woodrow, Tiến sỹ William Schaffner - Cục trưởng của Cục Y tế dự phòng Mỹ cho biết: “Họ không muốn đeo khẩu trang và đồ bảo hộ để làm việc một cách nhanh chóng hơn. Điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho các nhân viên y tế khi họ chạm vào các chất dịch nhiễm virus.

Trong một cuộc điều tra lớn được thực hiện mới đây tại Mỹ, 76% y tá cho biết họ đã không nhận được một chút thông tin nào về chính sách của nhà nước liên quan đến khả năng các bệnh nhân Ebola đến Mỹ. 85% các y tá nói rằng họ chưa từng nhận được một buổi tập huấn nào về việc phòng chống Ebola. Hơn 1/3 số bệnh viện nói rằng họ không có đủ mặt nạ và đồ bảo hộ cần thiết.

Ngân sách của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) cho tình trạng y tế công cộng khẩn cấp đã giảm từ 1,1 tỷ USD năm 2006 xuống còn 698 triệu USD trong năm 2010 và chỉ còn 585 triệu USD vào năm ngoái.

Từ năm 2008 đến năm 2013, các sở y tế địa phương đã phải cắt giảm 48.300 việc làm của nhân viên y tế, chiếm khoảng 15% tổng số nhân viên y tế trên toàn nước Mỹ.

Có thể thấy rằng, nước Mỹ là một trong những nơi có nền y học phát triển nhất thế giới nhưng vẫn đang phải loay hoay trong việc chống lại Ebola thì dịch bệnh Ebola đang bùng phát mạnh ở Tây Phi - những nước nghèo và lạc hậu nhất thế giới - cũng là điều dễ hiểu.

Tiểu Bắc H+ (theo reuters)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn