Ebola “tái xuất” tại khu cảng Tamba Kula, Sierra Leone

Ebola bất ngờ xuất hiện trở lại tại khu cảng Tamba Kula 9.000 dân ở Sierra Leone (Ảnh minh họa)

Guinea đứng đầu về tỷ lệ tử vong do virus Ebola

Ebola: Đặt mục tiêu đẩy lùi đại dịch trong 60 ngày

Chỉ còn 3 nước Tây Phi “duy trì” Ebola

Virus Ebola đang biến đổi cực nhanh

Dịch Ebola lui dần, nhưng vẫn cần cảnh giác

Theo New York Times, vụ việc xảy ra tại cảng Tamba Kula, Sierra Leone khi có các ngư dân đang đi đánh cá ghé vào để chữa bệnh. Đến khi phát hiện những ngư dân này bị nhiễm virus Ebola thì họ đã kịp lây bệnh cho vài chục người tại đó và ở khu vực lân cận. Ngoài các ngư dân, trong số những người bị nhiễm mới Ebola còn có những người dọn dẹp tàu thuyền và hai phụ nữ bán cá ở khu cảng.

Bệnh Ebola từng được biết đến là bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola gây ra. Đây là một bệnh nhiễm trùng nặng, nguy hiểm dễ gây tử vong cho người. Virus Ebola lây truyền từ động vật sang người khi tiếp xúc gần với máu, chất tiết của động vật bị nhiễm.

Đặc biệt, Virus Ebola lan truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp với máu, các chất tiết của cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người mắc bệnh, hoặc các vết xước trên da hay niêm mạc của người lành tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm với các chất tiết của người nhiễm virus (quẩn áo, ga trải giường nhiễm bẩn hay kim tiêm đã qua sử dụng).

Người mắc bệnh do virus Ebola thường xuất hiện các triệu chứng: Sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng. Tiếp theo là các triệu chứng nôn, ỉa chảy, phát ban, suy thận, suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày. Bệnh nhân có khả năng lây truyền bệnh ngay từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Do vậy Ebola rất nhanh thành dịch nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Hiện lực lượng y tế tại cảng Tamba Kula phải bắt đầu lại công tác phòng chống dịch. Điều cơ quan chức năng lo lắng nhất là khó kiểm soát số lượng ngư dân đi về phụ thuộc vào thời tiết cộng thêm vào nỗi lo ý thức cảnh giác, phòng chống dịch bệnh của người dân đã “nguội” đi nhiều sau khi dịch có dấu hiệu giảm từ cuối năm ngoái.

WHO khẳng định, tại Việt Nam nguy cơ lây nhiễm Ebola là rất thấp do virus này không lây qua đường hô hấp mà qua tiếp xúc gần với nguồn lây bệnh, trong khi khâu chuẩn bị của Việt Nam rất tốt và kịp thời. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà lơ là, mất cảnh giác. Người dân cần nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ của bệnh và các biện pháp phòng tránh của căn bệnh nguy hiểm này.
M.Hiếu H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin