Các đại biểu tại lễ ký kết (Ảnh: baohaiquan.vn)
EU sẽ hỗ trợ thêm 114 triệu Euro cho y tế Việt Nam
Nhật Bản hỗ trợ Tây Phi 100 triệu USD chống dịch Ebola
Mỹ hỗ trợ Việt Nam phát triển dịch vụ dự phòng HIV
Phụ nữ cận nghèo sẽ được hỗ trợ 100% phí BHYT
'Vòng tay nhân ái' cho người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Ngày 4/12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng được sự ủy quyền của Chính phủ Việt Nam cùng ông Pierre Amilhat, Tân Cục trưởng, Cục châu Á, Trung Á/Vùng Vịnh và Thái Bình Dương, thuộc Tổng cục Phát triển và Hợp tác, Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết Hiệp định Tài chính “Chương trình Hỗ trợ Chính sách Ngành y tế giai đoạn 2: Hướng tới Công bằng và Chất lượng của dịch vụ Y tế (EU-HSPSP 2)” cho Việt Nam với khoản hỗ trợ trị giá 114 triệu Euro.
Chương trình cũng sẽ đóng góp cho việc xây dựng chính sách và kế hoạch y tế cho giai đoạn 2016-2020. Hỗ trợ sẽ tập trung vào việc thúc đẩy lộ trình bao phủ y tế cho toàn dân; cải thiện tiếp cận và chất lượng dịch vụ ở tuyến dưới và qua đó, đóng góp cho việc giảm tải bệnh viện tuyến trên.
Ngành y tế Việt Nam đang có những bước cải tiến trong những năm qua (Ảnh: Internet)
Mục tiêu chung của chương trình là giảm nghèo bền vững và tăng trưởng hài hòa tại Việt Nam thông qua hỗ trợ phát triển hệ thống chăm sóc y tế của Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả và chất lượng, phù hợp với chiến lược quốc gia phát triển ngành y tế Việt Nam trong kế hoạch 5 năm (2011-2015).
Hai bên khẳng định việc cam kết và hỗ trợ thực hiện thành công Chương trình Hỗ trợ chính sách ngành y tế giai đoạn 2 và Chương trình này sẽ là sự tiếp nối thành công trong 20 năm hợp tác giữa EU và Bộ Y tế nước Việt Nam.
Dự án tập trung vào việc thiết kế và thử nghiệm các công cụ cải cách tại Bộ Y tế và Sở Y tế của ba tỉnh thí điểm bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam và chia sẻ thông tin với 15 tỉnh đối tác (Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Gia Lai, Kiên Giang, Kon Tum, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Vĩnh Long, Yên Bái, Thanh Hóa, Hòa Bình, Huế, Đà Nẵng).
Điểm nhấn mạnh trong các cải cách của dự án là cải thiện tiếp cận tới dịch vụ y tế có chất lượng, giảm rủi ro về tài chính cho bệnh nhân và gia đình, đặc biệt là nhóm người nghèo, cận nghèo và người trả phí dịch vụ y tế, và tăng cường hiệu quả, hiệu lực của các dịch vụ dự phòng, khám chữa bệnh.
Bình luận của bạn