Giám sát giao thông từ dữ liệu điện thoại vào năm 2016

Phạt nguội giao thông qua camera ở Biên Hòa (Ảnh: Zing News)

Nhiều tranh cãi về việc tịch thu xe của tài xế say rượu

Nồng độ cồn cao có thể bị tịch thu phương tiện

Tài xế không phải dừng xe đóng tiền tại các trạm thu phí

CSGT không được dừng xe trên đường cao tốc

Sáng nay (18/3) tại Hà Nội, Uỷ ban ATGT Quốc gia, tổ chức Hội thảo Ứng dụng công nghệ giám sát phương tiện giao thông trong đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại Việt Nam”.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng, giao thông thông minh (ITS) là một xu hướng của thời đại cho nên Việt Nam sẵn sàng nắm bắt, ứng dụng, phát triển các công nghệ ITS nhằm nâng cao hiệu quả, độ tin cậy, cải thiện an toàn giao thông, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường trong GTVT là yêu cầu cấp thiết từ thực tế.

Hiện nay, ngành giao thông đang tiến hành áp dụng hệ thống camera giám sát, triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng trên các tuyến đường cao tốc. Ngành Đường sắt cũng đã ứng dụng công nghệ bán vé điện tử online. Đặc biệt, TP. Hà Nội đã bắt đầu ứng dụng dữ liệu từ camera giám sát trong việc xử phạt vi phạm giao thông.

Tuy nhiên, để có thể ứng dụng ITS thì Việt Nam còn cần nhiều thời gian để hoàn thiện các điều kiện. Hiện nay, Việt Nam đang chậm hơn so với các quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giao thông: Chưa thể giám sát trực tuyến giao thông, cũng như chưa thể cung cấp trạng thái giao thông cho người dân thông qua internet hoặc điện thoại di động.

Uỷ ban ATGT Quốc gia thực hiện hội thảo lần này với mục tiêu: Kết nối giải pháp tổng thể quản lý giao thông với giải pháp liên quan đến việc sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe ô tô và từ điện thoại di động để giám sát, phân tích trạng thái của giao thông. Từ đó, có thể cung cấp thông tin cho người dùng qua internet hay điện thoại di động.

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia khẳng định: "Trong năm 2016 hoàn toàn có thể đưa công nghệ sử dụng dữ liệu điện thoại di động để giám sát trực tuyến giao thông vào ứng dụng trong đời sống của người dân. Trước mắt, thí điểm tại Hà Nội, sau đó mở rộng ra Đà Nẵng".

Nếu điều này được hiện thực hoá sẽ rất có lợi cho cả người dân và nhà quản lý, ITS có thể cung cấp thông tin các tuyến đường để người dân lựa chọn lộ trình trước khi xuất phát, tránh ùn tắc. Đồng thời, trong quá trình tham gia giao thông, ứng dụng này cho phép chủ phương tiện điều chỉnh tuyến đường đi. Như vậy, trạng thái giao thông sẽ được cập nhật liên tục để người dân nắm bắt và có những thay đổi kịp thời.


Thanh Hà H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội