Nhiều tranh cãi về việc tịch thu xe của tài xế say rượu

Tịch thu xe là biện pháp mạnh nhưng phải đúng luật!

Nồng độ cồn cao có thể bị tịch thu phương tiện

Chết vì nhồi máu cơ tim, bác sĩ chuẩn đoán là say rượu

Giao thông mùa lễ hội Xuân 2015 sẽ căng thẳng?

Uống thuốc không đúng cũng có thể gây tai nạn giao thông

Quy định này được ghi trong văn bản mà Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kiến nghị Chính phủ cho phép thực hiện một số quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông nhằm kéo giảm tai nạn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông áp dụng từ ngày 15/3/2015.

Đề xuất tịch thu xe có khả thi? 

Khi tính đến quyền sở hữu tài sản của người dân, nhiều người cho rằng, đề xuất này đã vi phạm quyền bảo hộ tài sản của công dân quy định trong Hiến pháp 2013.

CSGT kiểm tra nồng độ cồn của tài xế 

Một số chuyên gia pháp lý cho rằng, đề xuất tịch thu phương tiện nói trên chưa đảm bảo căn cứ pháp lý. Việc xử phạt vi phạm người điều khiển phương tiện là có căn cứ, nhưng nếu phương tiện đó không thuộc quyền sở hữu của người điều khiển thì sẽ vi phạm quy định về chịu rủi ro về tài sản. Đơn cử, tài xế taxi, xe tải… uống rượu bia bị tịch thu phương tiện là tài sản của công ty, trong khi công ty đó quy định tài xế phải chấp hành quy định pháp luật thì rõ là có oan cho công ty.

Ở Việt Nam, ô tô là tài sản có giá trị lớn. Nếu chỉ vi phạm lần đầu, chưa gây hậu quả gì mà lại bị tịch thu phương tiện thì e rằng người bị xử lý sẽ phản ứng gay gắt, dư luận cũng sẽ không đồng tình.

Bạn đọc Võ Văn Mạnh (TP. HCM) cho rằng: “Giả dụ đề xuất tịch thu phương tiện được thực thi, khi đó các khả năng sau hoàn toàn có thể xảy ra: 1 - Dịch vụ cho thuê xe tự lái sẽ dần biến mất hoặc thay đổi cách thức như tăng phí, tăng tiền đặt cọc. 2 - Các hãng taxi, các hãng vận tải... cũng vậy, sẽ hoặc là đóng cửa hoặc là tìm cách gì đó phù hợp, chẳng hạn bắt người lái xe, làm công phải đặt cọc một lượng tiền bằng chính giá trị của xe để giảm rủi ro. 3 - Dịch vụ cho thuê mua tài chính của các ngân hàng cũng hoặc là dẹp bỏ hoặc là phải thay đổi cách thức để giảm rủi ro. 4 - Nhiều cá nhân có xe thà mang tiếng là keo kiệt, bủn xỉn còn hơn là cho bạn bè mượn xe để rồi có thể “lợi bất cập hại”. 5 - Lượng xe cá nhân sẽ gia tăng nhanh hơn vì nhiều người không thể mượn hoặc thuê được xe để phục vụ công việc của mình. 6 - Cơ quan nhà nước sẽ thêm việc để xử lý mớ xe tịch thu được. Xây bãi để xe hay chuyển cho cơ quan công quyền sử dụng hay bán đấu giá lấy tiền sung công quỹ? Kiểu gì cũng phát sinh nhiều thủ tục nhiêu khê, phiền phức”.

Cần phải xử phạt mạnh tay hơn nữa

Một chuyên gia pháp lý cho rằng, ý thức chấp hành pháp luật của người Việt Nam chưa cao, nên cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có biện pháp mạnh để đưa người dân vào khuôn khổ.

Ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người Việt Nam vẫn còn rất kém (Ảnh: Zing News)

Thực sự, đề xuất tịch thu xe vi phạm thực sự vẫn chưa thấm vào đâu mà phải có những quy định nặng hơn nữa để răn đe, giáo dục. Phải kiên quyết tước quyền lái xe, chặn xe ngay để lập lại trật tự.

Thiết nghĩ, sự phản đối luật này là suy nghĩ chưa thấu đáo. Bởi lẽ, Luật do con người đề ra để phục vụ, bảo vệ lại chính con người. Cái gì chưa nghiêm, chưa đủ tính răn đe thì phải sửa chữa, bổ sung.

Ông Bùi Văn Quản - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hoá TP. HCM phát biểu trên báo chí rằng: “Theo tôi nghĩ, đề xuất đó đúng là nặng thật. Tuy nhiên, trước kia đã có những biện pháp xử phạt nhưng không khắc phục được thì giờ phải phạt nặng như này mới có hiệu quả. Phải phạt như thế thì mới răn đe, đảm bảo tính mạng cho con người được”.

Cũng theo ông Bùi Văn Quản, đã cấm là phải chọn hình thức phạt cao nhất để áp dụng cho tất cả các đối tượng, chứ không nên nói chuyện cao, thấp trong mức độ xử phạt.

Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Khuất Việt Hùng đã khẳng định, trong quá trình xây dựng đề xuất đã nghiên cứu kỹ cơ sở pháp lý. “Quy định về vấn đề sở hữu tài sản trong Hiến pháp rất rõ, nhưng trong điều 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định rõ về việc Tịch thu phương tiện của những người cố tình vi phạm những hành vi uy hiếp an toàn xã hội cao”, ông Hùng nói.

TS. Tô Văn Hòa - Trưởng khoa Khoa Luật Hành chính, Đại học Luật Hà Nội, cho rằng: Xét về góc độ pháp lý, cần phân biệt rõ một bên là giá trị cao của tài sản có thể bị tịch thu, một bên là quyền tài sản đó được bảo hộ tới đâu trong pháp luật. Khi đưa ra vấn đề này, theo ông Hòa, có lẽ yếu tố giá trị tài sản không được cân nhắc ở đây. “Đúng là trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013, việc bảo hộ tài sản cá nhân, của nhà đầu tư, doanh nghiệp rất được đề cao, nhưng điều đó không có nghĩa là loại trừ khả năng pháp luật có những biện pháp chế tài liên quan đến tịch thu tài sản đối với các tài sản vi phạm mà không kể tới giá trị của nó thế nào”, ông Hòa nói.

Ông Khuất Việt Hùng cũng nhấn mạnh thêm: Trong Luật xử phạt vi phạm hành chính đã quy định chế tài này rồi, nên không nhất thiết cứ phải gây án mới tịch thu phương tiện. Về mặt thẩm quyền, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ hay chủ tịch UBND tỉnh, Cục trưởng Cục CSGT đủ thẩm quyền để tịch thu phương tiện gây ra hành vi uy hiếp an toàn xã hội đến mức chúng ta quy định phải tịch thu phương tiện.

Thanh Hà H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn