- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Thời tiết giao mùa, các gia đình “liểng xiểng” vì trẻ con bị ốm.
7 cách đơn giản giúp phòng bệnh khi giao mùa
Phòng dị ứng thời tiết lúc giao mùa với siro hibiscus
Cẩn trọng khi dùng thuốc cho trẻ lúc giao mùa
Trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ lúc giao mùa thế nào?
Nỗi khổ của các bà mẹ
Chị Nguyễn Thị Tuyết (30 tuổi, ở phường Thành Công, quận Đống Đa, Hà Nội) cũng lâm vào tình trạng như vậy. Chị có 2 nhóc, một cháu 4 tuổi và 1 cháu 1,5 tuổi. Khổ cái, cứ ốm là cả hai đều rủ nhau ốm. Thời tiết ở Miền Bắc đang thời điểm chuyển mùa nên con ốm liên tục. Hết bị ho, thò lò mũi xanh, viêm họng rồi lại bị cảm cúm, sốt virus… Trận nào ra trận nấy. Anh chị sống với bà nội đã gần 80 tuổi nên cứ con ốm thì chị phải nghỉ. Trong khi chị cũng đang công tác ở một Công ty với vai trò là kế toán, bao nhiêu việc phải giải quyết hàng ngày. Anh thì làm công ty xây dựng, đi suốt. Mỗi khi con ốm, nhất là những đợt sốt virus thì chị như trải qua một đợt hành xác.
Chị kể: “Tôi rất sợ các cháu bị sốt virus vì thuốc thang chẳng khỏi gì, cứ phải cho cháu ăn, uống nước cam thật nhiều cho mát và đợi 5-7 ngày thì hết dần. Tôi nghỉ nhiều sếp thông cảm song không hài lòng và có lúc cáu loạn lên vì việc không có người giải quyết. Tôi nhờ anh ấy ở nhà trông con xen kẽ cho vợ song anh ấy không nghe. Hai vợ chồng đã vài lần cãi nhau vì việc ấy”.
Tương tự, gia đình anh An Trọng (35 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì cuộc chiến phân công nghỉ việc chăm con còn nặng nề hơn. Anh buôn bán đồ điện tử tại nhà, chị làm ngân hàng nên con ốm nghiễm nhiên anh đang ở nhà… thì cứ ở nhà chăm con. Đàn ông vụng về, đứa con 2,5 tuổi của anh chị thì cảm cúm liên tục, sốt cao, biếng ăn khiến anh sốt ruột. Anh gọi điện bắt chị về nhiều lần song chị vẫn không bỏ dở việc để chăm con được. Anh làm um lên, bắt chị nghỉ việc. Hai vợ chồng cãi nhau, anh bực mình doạ viết luôn đơn xin ly hôn. Chị chỉ còn biết ngồi khóc bất lực vì không thể xử lý trường hợp này.
Cần bình tĩnh khi con ốm
Theo Ths - Bs Hoàng Khánh Toàn - Trưởng khoa đông y bệnh viện 108, một sai lầm phổ biến của các gia đình là khi con bị cảm cúm, lập tức mua thuốc kháng sinh cho con uống. Theo Ths - Bs Hoàng Khánh Toàn, thuốc kháng sinh chỉ diệt vi khuẩn, nhưng bệnh cảm lạnh và cảm cúm lại là do virus, một loại vi trùng tinh vi và hoàn toàn khác với vi khuẩn. Ngược lại, thuốc kháng sinh có thể khiến các bé bị tiêu chảy và ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn gây bệnh có thể tiến hóa và kháng thuốc làm cơ thể bé dễ rơi vào tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm bệnh hơn.
Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, thời điểm con ốm, cha mẹ cần phải bình tĩnh để lựa chọn đúng phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, cũng cần phải có những biện pháp dự phòng để tăng sức đề kháng của trẻ. Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết trở lạnh, nhất là khi đưa trẻ đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh, kem, đá. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhất là trước khi ăn, sau khi đùa nghịch, đi vệ sinh. Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất (tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả). Có thể lựa chọn một sản phẩm thực phẩm chức năng phù hợp với thể trạng và tình trạng sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cũng cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của bác sỹ/chuyên gia y tế trước khi sử dụng và/hoặc sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bình luận của bạn