“Tình dục thoáng” - hệ luỵ khôn lường

Giới trẻ hãy có trách nhiệm trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì hạnh phúc của chính mình

Một số tác dụng khác của thuốc tránh thai hàng ngày có thể bạn chưa biết

Nguyên nhân khiến chị em đã đặt vòng mà vẫn có thai

Đột phá: Thuốc tránh thai cho nam giới khiến tinh trùng "ngừng bơi" tạm thời

Tình dục không an toàn – Hệ lụy khôn lường

Tình dục là một phần không thể thiếu của cuộc sống, nó có thể mang lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe, cũng như đời sống hôn nhân trong gia đình.

Trong những năm gần đây, quan điểm về tình dục của giới trẻ ngày càng cởi mởi và có phần “thoáng” hơn. Nhiều bạn xem “tình 1 đêm” hay FWB (Friends With Benefits, cụm từ được cấu tạo thành dựa trên hai yếu tố gồm tình bạn và lợi ích, mà ở đây chính là tình dục giữa hai người, nhưng tuyệt nhiên không phải mối quan hệ của những người yêu nhau) là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu không thực hiện với các biện pháp bảo vệ an toàn, hành vi này có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Tình dục không an toàn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV/AIDS, bệnh lậu, bệnh Chlamydia, mụn rộp vùng sinh dục, u nhú ở người (HPV), bệnh giang mai... Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, trước đây, căn bệnh “thế kỷ” HIV/AIDS chủ yếu lây qua đường máu do người bình thường sử dụng chung kim tiêm không an toàn với người nghiện ma túy. Thế nhưng, trong những năm gần đây số người nhiễm HIV vì quan hệ tình dục không an toàn chiếm số đông, đặc biệt ở nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam.

Bên cạnh đó, quan hệ tình dục không an toàn còn tăng tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn. Theo thống kê, trong giai đoạn năm 2015-2019, mỗi năm trên thế giới có 121 triệu ca mang thai ngoài ý muốn, trong số đó có 61% trường hợp được giải quyết bằng phá thai, tương đương với 73 triệu ca phá thai mỗi năm; Ước tính có khoảng 45% số ca phá thai không an toàn. Riêng năm 2024, có 4,7 triệu trẻ sơ sinh. Có khoảng 3,5% tổng số trẻ sơ sinh trên toàn thế giới được sinh ra từ các bà mẹ dưới 18 tuổi và khoảng 340.000 trẻ được sinh ra từ các bé gái dưới 15 tuổi. Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và hạnh phúc của cả bà mẹ trẻ và những đứa trẻ.

Tại Việt Nam, theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), hàng năm có khoảng 300.000 ca phá thai. Nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn do không áp dụng biện pháp tránh thai chiếm 55,6%; Do tránh thai thất bại 39,5% (sử dụng không đúng cách, các biện pháp tránh thai truyền thống kém hiệu quả).

Giới trẻ hãy có trách nhiệm trong việc quan hệ an toàn

Tình dục là một phần tất yếu của sự sống. Phần tất yếu đó không nên có chỗ cho những cái chết (của thai nhi hay người mẹ phá thai) do sự thiếu hiểu biết hoặc cẩu thả trong tình dục gây nên.

Để khơi dậy trách nhiệm, đặc biệt với giới trẻ, trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, kể từ năm 2007, ngày 26/9 hàng năm được thống nhất lấy làm “Ngày tránh thai thế giới”.  

Năm nay, chủ đề của “Ngày tránh thai thế giới” là: “Giới trẻ hãy có trách nhiệm trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì hạnh phúc của chính mình, vì tương lai của đất nước”. Đây là thông điệp nhằm cải thiện nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội, đặc biệt là giới trẻ, nhóm vị thành niên/thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.

Hiện nay, có nhiều lựa chọn tránh thai với hiệu quả và tác dụng khác nhau. Một số lựa chọn phổ biến nhất gồm tránh thai bằng bao cao su, đặt vòng, thuốc tránh thai, xuất tinh ngoài âm đạo… Hãy nói chuyện với đối tác của bạn để lựa chọn ra phương pháp tránh thai phù hợp nhất nếu cả hai đều chưa sẵn sàng làm cha, làm mẹ.

 
Lê Tuyết
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội