Nướu bị sưng viêm có thể do tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Sức khỏe răng miệng kém có thể làm suy giảm não bộ
Vì sao bạn nên vệ sinh lưỡi mỗi ngày?
Mách bạn cách chăm sóc nướu răng tại nhà
Người bị viêm nướu nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Thuốc tránh thai ảnh hưởng đến nướu thế nào?
Theo bác sĩ nha khoa thẩm mỹ Katherine Ahn Wallace (Mỹ), một số thuốc tránh thai đường uống chứa hormone nội tiết tố nữ progesterone có thể gây viêm nướu do làm tăng sự phản ứng ở nướu (ví dụ chảy máu). Nha sĩ Ahn Wallace cho biết thêm, "một số nghiên cứu cũng cho thấy những phụ nữ dùng thuốc tránh thai có lượng protein phản ứng C (hay CRP - một trong những dấu hiệu viêm) cao gấp 2 lần so với những phụ nữ không dùng". Thuốc tránh thai cũng làm giảm hormone nội tiết tố nữ estrogen tự nhiên, khi kết hợp với nghiến răng có thể làm tăng tình trạng viêm quanh chân răng và rối loạn khớp thái dương hàm.
Một số điều chỉnh trong lối sống giúp chống lại tình trạng viêm nướu và nhạy cảm ở miệng như cải thiện vệ sinh răng miệng, giảm căng thẳng và áp dụng chế độ ăn chống viêm lành mạnh.
Sự dao động của hormone estrogen và progesterone (do nhiều yếu tố như kiểm soát sinh sản, mang thai...) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Theo bác sĩ nha khoa thẩm mỹ Daniel Rubinshtein (Mỹ), khi uống thuốc tránh thai, lượng progesterone tăng làm tăng viêm nướu, khô miệng và dẫn đến hôi miệng. Lúc này, nướu có thể phản ứng nhiều hơn với các chất kích thích và mảng bám trong khoang miệng.
Ngoài tình trạng nướu bị viêm và sưng tấy, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh nha chu (nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng).
Nướu bị sưng viêm sau uống thuốc tránh thai bao lâu?
Hầu hết những thay đổi ở nướu răng xuất hiện trong vài tháng đầu sử dụng thuốc tránh thai. Hiện nay, các loại thuốc tránh thai mới hơn có lượng các hormone thấp hơn nên ít ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng hơn. Điều này cũng giúp giảm phản ứng viêm ở nướu.
Nướu nhạy cảm và sưng tấy phải làm sao?
- Vệ sinh răng miệng đúng cách là "chìa khóa" để ngăn ngừa và cải thiện các vấn đề đang gặp phải. Đánh răng 2 lần mỗi ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa. Dùng bàn chải đánh răng mềm, kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.
- Dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước, giảm thức ăn cay và có tính acid.
- Khám nha khoa định kỳ 2 lần/năm.
- Nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục điều độ và kiểm soát căng thẳng.
- Nếu tình trạng nướu vẫn sưng tấy không thuyên giảm, bạn nên khám phụ khoa để bác sĩ có biện pháp tránh thai thay thế phù hợp hơn.
Bình luận của bạn