Giọng nói quá to là biểu hiện của bệnh gì?

Âm lượng to - nhỏ của giọng nói phụ thuộc vào dây thanh hoặc thói quen của từng người

​​Não sớm hồi phục nhờ giọng nói người thân

Nghe giọng nói, biết chiều cao

Bệnh lạ: Nghe mọi âm thanh trừ tiếng nói

Sợ giao tiếp có phải mắc chứng ám ảnh sợ xã hội?

TS.BS Suneel Sharman và TS.BS Kunnal Jindal - bộ đôi chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Canada, trả lời:

Chào bạn!

Giọng nói là những âm thanh phát ra bởi các sóng rung của 2 dây thanh khi luồng không khí từ phổi đi qua thanh môn lúc 2 dây thanh trong tư thế đóng. Để có được giọng nói trầm bổng, các cung bậc khác nhau cũng như vùng miền của mỗi người, nó phụ thuộc nhiều yếu tố và các cơ quan góp phần cộng hưởng âm thanh. Giọng nói và âm lượng là vô cùng quan trọng đối với con người vì nó giúp giao tiếp và nhận dạng người với người. Âm lượng to - nhỏ của giọng nói phụ thuộc vào dây thanh hoặc thói quen của từng người. Tuy nhiên, trong nhiều hoàn cảnh, âm lượng giọng nói quá to hay quá nhỏ sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp, gây khó chịu đối với người khác.

Trong trường hợp của bạn, khả năng thứ nhất là khi tiếp thu những lời khuyên của bạn bè, bạn đã vô tình điều chỉnh âm lượng giọng nói xuống mức quá thấp khiến người khác không nghe rõ được. Nếu vậy, bạn phải luyện tập thường xuyên để chỉnh âm lượng ở mức bình thường.

Khả năng thứ hai có thể do bạn gặp vấn đề về thính giác. Bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để xác định rõ nguyên nhân.

Khả năng thứ ba có thể do trầm cảm hoặc các vấn đề tâm lý làm giảm hiệu quả giao tiếp qua lời nói. Nếu bạn có những triệu chứng giống như tâm trạng buồn, cảm thấy bị tổn thương lòng tự trọng, không thích hoạt động, rối loạn giấc ngủ... tôi khuyên bạn nên gặp bác sỹ tâm lý để tìm giải pháp hữu hiệu nhất.

Chúc bạn sức khỏe!

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị