- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Bằng lăng banaba là dược liệu quý trong phòng ngừa, điều trị bệnh đái tháo đường
Ý dĩ: Nhỏ nhưng công dụng lớn
Sống không lão suy: Chỉ là hão huyền!
Infographic: Hạt quinoa - thực phẩm của tương lai
Ngũ cốc nảy mầm - Xu hướng TPCN 2015
Banaba là tên gọi theo tiếng Tagalog (Philippines) của loài cây bằng lăng Ấn Độ, tên khoa học là Lagerstroemia speciosa, thuộc họ Tử vi – Lythraceae, trồng nhiều ở xứ nhiệt đới. Đây là cây thân gỗ, có kích thước trung bình, lá bầu dục, màu lục nhạt, tròn ở gốc, nhọn ngắn ở chóp, dài 10 - 20cm, rộng 5 - 9cm, dai và nhẵn. Chùm hoa tròn màu tím nhạt, tụ ở ngọn cành, nhánh có lông. Cánh hoa mỏng màu tím hồng, rộng 3 - 4cm và nhiều nhị. Quả nang tròn dài dạng trứng, mang lá đài xòe ra, nở thành 6 cánh. Tháng 4, tháng 5 là thời điểm hoa nở rộ.
Ở Việt Nam, banaba được gọi là bằng lăng nước, là cây trồng phổ biến ở nhiều nơi, thường được trồng trong sân nhà, vỉa hè, vườn sinh thái... Bằng lăng nước, nhất là phần lá (đặc biệt là lá già) đã được y học cổ truyền Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ... sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường.
Lá bằng lăng chứa chất xơ, calci, kali, magne, kẽm...
Theo chuyên gia Anti-Aging Hitomi Shimada, trong 100gr lá bằng lăng chứa tới 20gr chất xơ, còn lại là calci, các nguyên tố vi lượng, kali, magne, kẽm... Nhiều nghiên cứu dược lý hiện đại Nhật Bản cũng đang tiếp tục chứng minh thành phần acid corosolic có nhiều trong lá và quả già bằng lăng nước có tác dụng làm giảm đường huyết và giảm béo phì. Hoạt chất này đã được nghiên cứu chiết xuất và sử dụng rộng rãi làm thuốc chữa bệnh đái tháo đường và béo phì tại nhiều nước trên thế giới.
Chất trích lá bằng lăng nước đã được GS. Kazuo Yamazaki Đại học Hiroshima (Nhật Bản) thử nghiệm trên động vật và trong ống nghiệm. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, lá bằng lăng nước có những chất hoạt động tương tự insulin. Trên chuột béo phì và bị đái tháo đường, lá bằng lăng nước làm chậm sự tăng cân và kiểm soát mức độ glucose trong máu. Trong các thử nghiệm lâm sàng của nhà nghiên cứu Fukushima Mitsuo ở Trung tâm thông tin nghiên cứu lâm sàng Y khoa nâng cao Nhật Bản cũng khẳng định thêm acid corosolic có trong lá bằng lăng nước kích thích sự vận chuyển glucose vào trong tế bào, có thể ngăn ngừa tăng đường huyết của những người bị đái tháo đường type 2.
Quả bằng lăng già cũng có tác dụng tương tự như lá
Ngoài ra, các hợp chất tanin như ellagitannin, lagertannin... trong lá bằng lăng nước cũng được chứng minh có tác dụng làm hạ đường huyết.
Trong lá này còn chứa valoneic acid dilactone (VAD) được sử dụng như chất ức chế xanthine oxidase làm giảm acid uric trong bệnh gout. Dịch chiết từ lá bằng lăng nước được chứng minh có tác dụng đối với bệnh gout tốt hơn biệt dược Allopurinol (Zyloprim).
Chất trích lá bằng lăng nước thường tìm thấy trong các thuốc bổ sung đa thành phần để làm giảm cân hay các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
Các sản phẩm có chiết xuất từ lá bằng lăng nước khá an toàn khi sử dụng và chưa có báo cáo về tác dụng phụ. Tuy nhiên, các đối tượng như trẻ em, phụ nữ có thai hay đang cho con bú và những người có tiền sử hạ đường huyết, các bệnh nhân đái tháo đường đang sử dụng thuốc hạ đường huyết nhóm sulfonylureas cần phải tư vấn ý kiến chuyên gia, bác sỹ trước khi sử dụng.
"Ai có mức đường trong máu thấp hoặc dễ bị hạ đường huyết, phải tránh dùng các sản phẩm có chứa thành phần banaba vì nó có thể làm bạn nhức đầu, choáng váng...", chuyên gia Hitomi Shimada khuyến cáo.
Bình luận của bạn