Gối đinh lăng dễ bị ẩm mốc gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp, da của trẻ
Mồ hôi trộm của bé – Nỗi lo của mẹ
Mồ hôi trộm của bé – Nỗi lo của mẹ
Trị chứng mồ hôi trộm cho con
Nên điều trị ra mồ hôi nhiều bằng phương pháp nào?
Chào bạn!
Rễ và lá đinh lăng được dùng là vị thuốc quý trong Đông y. Trong đó, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; Lá đinh lăng có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc thức ăn, nấu ăn cho sản phụ để lợi sữa… Tuy nhiên, những tác dụng của đinh lăng như giúp ngủ ngon, chống giật mình, ra mồ hôi trộm cho trẻ như quảng cáo mà bạn đọc được thì không có tài liệu y học cổ nào ghi chép lại. Thêm vào đó, lá đinh lăng chỉ có tác dụng chữa bệnh khi được sắc uống còn dùng để gối đầu thì không rõ tác dụng. Từ xưa đến nay hầu như các cụ không dùng loại lá này để làm gối.
Do vùng đầu và gáy trẻ rất nóng trẻ lại nằm nhiều. Nếu những chiếc gối lá đinh lăng lâu ngày không được vệ sinh sẽ tăng nguy cơ ẩm mốc dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ngứa ngáy, viêm da cho trẻ.
Trong trường hợp trẻ hay ra mồ hôi trộm khi ngủ, bạn cần kiểm tra xem, nếu trẻ mặc quá nhiều quần áo hay nhiệt độ phòng để quá nóng… dễ khiến trẻ đổ mồ hôi. Để hạn chế mồ hôi trộm cho con thì bạn nên mặc cho trẻ quần áo thoáng mát.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh, Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội
Bình luận của bạn