Mỹ gia tăng sức ép với Trung Quốc về nguồn gốc đại dịch COVID-19

Nhân viên làm việc bên trong Viện Nghiên cứu virus học Vũ Hán hồi năm 2017 - Ảnh: AFP.

Biến chủng SARS-CoV-2 mới ở Việt Nam nguy hiểm thế nào?

COVID-19 "bủa vây" Đông Nam Á, nguy cơ lặp lại kịch bản ở Ấn Độ

Vũ Hán - 1 năm sau ngày bùng phát đại dịch Covid-19

Đội ngũ y tế Vũ Hán làm việc không ngừng nghỉ giữa "tâm dịch" như thế nào?

“Sẽ còn có COVID-26 và COVID-32 trừ khi chúng ta hiểu đầy đủ về nguồn gốc của COVID-19” - Tiến sĩ Peter J. Hotez, hiệu trưởng Trường Y học Nhiệt đới Quốc gia tại Đại học Y Baylor, giám đốc Trung tâm Phát triển Vaccine của Bệnh viện Nhi Texas, cho biết với NBC ngày 30/5.

Trước đó, ngày 26/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ đạo các cơ quan tình báo Mỹ "tăng gấp đôi nỗ lực" để điều tra thêm về nguồn gốc của virus gây đại dịch COVID-19 trong vòng 90 ngày phải báo cáo kết quả, bao gồm việc xác định virus xuất hiện ở Trung Quốc là do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh hay do rò rỉ từ một phòng thí nghiệm.

Mọi nghi ngờ đều đang tập trung vào Viện Virus học Vũ Hán, nơi từng tiến hành các cuộc nghiên cứu về virus trên loài dơi. Cơ sở này cũng đặt tại thành phố Vũ Hán, nơi xuất hiện ca mắc COVID-19 lần đầu tiên.

Một cuộc điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào đầu năm nay đã bác bỏ phần lớn khả năng COVID-19 thoát khỏi phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, nhiều người chỉ trích cho rằng, các chuyên gia của WHO chưa được tiếp cận rộng rãi dữ liệu để xác định nguồn gốc của COVID-19.

Viện Nghiên cứu virus học Vũ Hán tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc luôn được an ninh canh phòng cẩn mật - Ảnh: AFP

Tổng thống Biden hy vọng, cuộc điều tra lần này của ông cùng sự tham gia của lực lượng tình báo, sẽ đưa Mỹ "tiến gần hơn đến một kết luận cụ thể" về nguồn gốc loại virus này.

Tuy nhiên, tiến sĩ Hotez nhận định cuộc điều tra của Mỹ có thể không mang lại nhiều thông tin mới. Ông gợi ý rằng thế giới cần một cuộc nghiên cứu khoa học mới để tìm ra câu trả lời cho sự bùng phát dịch COVID-19, đặc biệt là ở Trung Quốc.

Tiến sĩ Hotez cho rằng, cần có một nhóm điều tra độc lập gồm các nhà khoa học, nhà dịch tễ học và nhà virus học sẽ phải làm việc ở Trung Quốc từ 6 tháng đến 1 năm để có thể "làm sáng tỏ hoàn toàn nguồn gốc của COVID-19". Nhóm điều tra sẽ phải phỏng vấn các nhà khoa học và rà soát kỹ lưỡng các ghi chép trong phòng thí nghiệm để xem xét khả năng rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm.

Khi được hỏi liệu cuộc điều tra có thể thực hiện mà không cần sự hợp tác của Trung Quốc hay không, ông Hotez khẳng định rằng "không thể".

"Tôi nghĩ chúng ta phải thực sự gây nhiều sức ép lên Trung Quốc", ông Hotez nói, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt, để đảm bảo rằng các nhà khoa học hàng đầu có quyền tiếp cận thông tin mà "không bị kiểm soát".

Mặt khác, Matthew Pottinger, cựu phó cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Donald J. Trump lại cho thấy quan điểm trái ngược với tiến sĩ Hotez về triển vọng cuộc điều tra của Tổng thống Joe Biden.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có thêm nhiều thông tin từ cuộc điều tra này", ông Pottinger cho biết.

Theo ông Pottinger, lời kêu gọi của Tổng thống Biden có thể thúc đẩy các nhà khoa học "đang bị dằn vặt lương tâm" ở Trung Quốc lên tiếng, bất chấp nguy cơ khiến Bắc Kinh tức giận.

Trước đó, theo báo New York Times ngày 27/5, giới chức tình báo Mỹ đã thông báo với Nhà Trắng rằng họ có một loạt bằng chứng vẫn chưa xem xét và cần thêm các phân tích máy tính để giải mã bí ẩn về nguồn gốc COVID-19.

Về phía Trung Quốc, giới truyền thông nước này vẫn tiếp tục chỉ trích cuộc điều tra về COVID-19 của Mỹ. Tờ Hoàn cầu thời báo ngày 30/5, đã chế nhạo nỗ lực của ông Biden, cho rằng cơ quan tình báo Mỹ "không có khả năng nghiên cứu vượt trội" hơn so với Tổ chức Y tế Thế giới.

Tâm điểm phòng thí nghiệm Vũ Hán

Viện Nghiên cứu virus học Vũ Hán là một cơ sở nghiên cứu có mức độ bảo mật cao chuyên nghiên cứu các mầm bệnh trong tự nhiên tiềm ẩn nguy cơ các căn bệnh mới, nguy hiểm lây sang con người. Theo Hãng tin Reuters, cơ sở này từng làm những nghiên cứu sâu rộng về các virus sinh ra từ loài dơi kể từ khi bùng lên đại dịch SARS năm 2002, cũng phát sinh từ Trung Quốc.

Viện này thu thập các vật liệu di truyền từ động vật hoang dã để phục vụ thí nghiệm khoa học. Các nhà nghiên cứu thử nghiệm với nhiều loại virus "sống" ở động vật để đo lường mức độ nhạy cảm của con người với mầm bệnh đó. Để ngăn chặn nguy cơ mầm bệnh bị rò rỉ, cơ sở nghiên cứu này được cho là đã áp dụng các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt nhất như trang phục bảo hộ cũng như hệ thống thông, lọc khí.
Hiệp Nguyễn H+ (Theo Nytimes)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn