Hạt hồng xiêm được tìm thấy sau 1 năm mắc kẹt trong phế quản

Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu cho bệnh nhân bị mắc hạt hồng xiêm trong phế quản (Ảnh: BV Bạch Mai)

70 người ở Nam Định bị giám sát vì cúm A/H5N1 bùng phát

7 người nhập viện cấp cứu vì ngộ độc methanol tại Hà Nội

BV Bạch Mai lần đầu tiên sử dụng Robot để phẫu thuật khớp và thần kinh

PGĐ Bệnh viện Bạch Mai: "10 người ung thư thì hầu hết đều uống rượu"

Cụ thể, bệnh nhân Đ.V.T (47 tuổi, Nam Định) đến khám tại phòng khám Trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai vào ngày 20/02/2017 trong tình trạng ho kéo dài, đau ngực bên phải. Qua thăm khám, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân bị giãn phế quản, theo dõi dị vật đáy phế quản  phải. Sau 1 tuần điều trị, đến ngày 27/02/2017, bệnh nhân được tiến hành nội soi phế quản gây mê gắp ra dị vật là một hạt hồng xiêm và có nhiều dịch mủ đục phía dưới chỗ tắc.

Được biết, cách đây một năm bệnh nhân có ăn hồng xiêm bị sặc (nhưng không nghĩ có hạt hồng xiêm bị mắc trong phổi). Sau đó bệnh nhân bị ho kéo dài và đau tức ngực bên phải, đã đi khám nhiều nơi nhưng không phát hiện ra bệnh. Ngay sau khi được các bác sỹ tại Bệnh viện Bạch Mai gắp dị vật, bệnh nhân đã hết ho hoàn toàn, cảm thấy dễ chịu và không còn khó thở.

Dị vật được các bác sỹ tại Bệnh viện Bạch Mai gắp ra khỏi bệnh nhân (Ảnh: BV Bạch Mai)

Một trường hợp khác là bệnh nhân H.V.H (67 tuổi, Thái Bình) cũng bị hóc di vật là cả viên thuốc con nhộng còn trong vỏ nhôm. Trước đó, bệnh nhân bị ho nên đã tự ra hiệu thuốc mua thuốc về uống. Được người bán thuốc chia liều uống riêng từng túi, bệnh nhân này bỏ cả vốc thuốc vào miệng mà quên không kiểm tra thuốc đã bóc vỏ hay chưa. Sau khi uống, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng của hội chứng xâm nhập như ho sặc sụa, khó thở....sau đó vài ngày có sốt nhẹ. Bệnh nhân đã đi khám ở một vài phòng khám nhưng không phát hiện ra nguyên nhân.

Đến ngày 22/02/2017, bệnh nhân được nhập viện trong tình trạng ho kéo dài và được các bác sỹ tại Bệnh viện Bạch Mai phát hiện có một dị vật ở phế quản gốc bên phải. Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định nội soi gây mê lấy dị vật.

Từ 2 trường hợp trên, GS.TS Ngô Quý Châu - Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, người dân sau khi ăn uống có tình trạng hóc dị vật thoáng qua (thường biểu hiện bằng cơn ho sặc sụa một lúc rồi hết), sau đó xuất hiện tình trạng ho kéo dài, người bệnh nên đi khám chuyên khoa hô hấp, tai mũi họng để phát hiện nguy cơ có dị vật bỏ quên trong phế quản.

Trần Lưu H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn