Empty
Empty

Đây là một trong nhiều lý do buộc các quốc gia trên thế giới cần tuân thủ mục tiêu hạn chế sự nóng lên của toàn cầu ở mức 1,5 độ C. Nó sẽ giúp cho các quốc gia ở khu vực nhiệt đới không phải đối mặt với tình trạng “nguy hiểm tới tính mạng con người”.

Empty

Nghiên cứu của TS. Chương Dịch và hai cộng sự thuộc Chương trình Khoa học Khí quyển và Đại dương, Đại học Princeton (New Jersey, Hoa Kỳ) được thực hiện từ năm 2021 cho thấy, rằng việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính để duy trì mức tăng nhiệt dưới giới hạn, tương đương với mức nóng lên khoảng 2,7 độ F kể từ năm 1900, sẽ giúp các vùng nhiệt đới tránh được các đợt nắng nóng kết hợp độ ẩm cao hay còn được gọi với cái tên nhiệt độ “bầu ướt” cực độ (extreme wet-bulb temperature), vượt quá giới hạn chịu đựng của con người.

TS. Chương Dịch cho biết: “Một vấn đề quan trọng của nghiên cứu khí hậu là mục tiêu nóng lên toàn cầu có ý nghĩa như thế nào đối với các sự kiện thời tiết cực đoan ở các địa phương. Nghiên cứu này giải quyết một vấn đề như vậy.” Nghiên cứu này của TS. Chương cũng cho kết quả giống như các nghiên cứu khác về sự tăng nhiệt toàn cầu, chứng minh mối nguy hiểm của sự kết hợp nhiệt độ tăng cao cùng với độ ẩm cao, hay còn gọi là nhiệt độ “bầu ướt” (wet-bulb).

Empty

TS. Robert Kopp, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Rutgers (Mỹ), cho biết: “Chúng tôi biết rằng biến đổi khí hậu đang khiến nhiệt độ và độ ẩm cực cao trở nên phổ biến hơn. Và cả hai điều đó đều làm ảnh hưởng đến chất lượng và giảm khả năng sống của con người.”

Trước đó, Tiến sĩ Kopp cũng đã công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm khắc nghiệt đang gia tăng trên toàn thế giới. Ở các vùng nhiệt đới, tác động của nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ trở nên “dễ dự đoán hơn”.

Trong nghiên cứu của mình, TS. Chương cùng các cộng sự đã xem xét cách kết hợp giữa nhiệt độ cao và độ ẩm cao được kiểm soát bởi các quá trình động học trong khí quyển. Họ phát hiện ra rằng nếu sự nóng lên toàn cầu được giới hạn ở mức 1,5 độ, thì nhiệt độ “bầu ướt” ở vùng nhiệt đới có thể đạt tới nhưng không vượt quá 35 độ C, hay 95 độ F. Khu vực được các nhà nghiên cứu gọi là vùng nhiệt đới này là một dải khoảng 3.000 dặm trải từ bắc tới nam, bao gồm phần lớn Đông và Nam Á, Trung Mỹ, Trung Phi. Đây là nơi sinh sống của hơn 3 tỷ người.

Nếu nhiệt độ "bầu ướt" vượt trên 35 độ C, cơ thể không thể hạ nhiệt vì mồ hôi trên da không thể bay hơi được nữa. Nếu tình trạng như vậy kéo dài có thể gây tử vong, ngay cả đối với những người khỏe mạnh. Nhiệt độ "bầu ướt" thấp hơn (trong độ khoảng từ 32-35 độ C) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất hoạt động theo những cách khác.

Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Khoa học địa chất tự nhiên (Nature Geoscience).

Empty

Mục tiêu nóng lên 1,5 độ C là mức thấp hơn trong số 2 mục tiêu được thiết lập theo Thỏa thuận Paris năm 2015 nhằm chống biến đổi khí hậu. Nhưng thế giới đã ấm lên khoảng 1 độ kể từ năm 1900, và khả năng duy trì dưới mức mục tiêu đang dần mất đi khi mức giảm phát thải của các quốc gia, cả đạt được và cam kết, đều không đạt được mức cần thiết.

Empty

Ngày càng có nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu cho đến nay đang gây thiệt hại ngày càng tăng đối với sức khỏe con người một cách gián tiếp thông qua hạn hán và mất mùa, bão và lũ lụt cực đoan, gia tăng sự lây lan của một số bệnh do côn trùng truyền và các ảnh hưởng khác.

Nhưng nhiệt độ cũng có tác động trực tiếp đến cơ thể con người. Ngay cả sức nóng tương đối khô cũng có thể đủ để giết người, bằng chứng là thiệt hại do các đợt nắng nóng trong những năm gần đây. Và sự kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm cao đã đạt đến mức nguy hiểm ở nhiều nơi trên thế giới.

Một nghiên cứu năm ngoái xem xét dữ liệu thời tiết đã tìm thấy hai địa điểm ở vùng nhiệt đới đã có nhiều lần xuất hiện nhiệt độ "bầu ướt" trên 35 độ và nhiều địa điểm, bao gồm một số địa điểm dọc theo bờ biển phía đông nam của Hoa Kỳ, có chỉ số nhiệt độ bầu ướt từ 31 đến 33 độ. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, điều kiện khắc nghiệt chỉ kéo dài trong một hoặc hai giờ.

TS. Glen Kenny, giáo sư sinh lý học tại Đại học Ottawa, người nghiên cứu cách cơ thể đối phó với stress nhiệt, cho biết tác động của nhiệt độ và độ ẩm trở nên tồi tệ hơn đối với phụ nữ, người già và những người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường và cao huyết áp.

Các hoạt động hàng ngày tạo ra nhiệt và cơ thể phải tiêu tán nó. Nếu nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ cơ thể, nguồn làm mát chính là do mồ hôi bốc hơi. Nhưng nếu độ ẩm đạt đến mức mồ hôi không thể bay hơi, “về cơ bản cơ thể sẽ tăng nhiệt”, Tiến sĩ Kenny, cho biết. Điều đó gây căng thẳng cho hệ tim mạch. Ông nói: “Sự căng thẳng mà trái tim đang phải đối mặt ngày càng lớn hơn, đặc biệt nếu có nhiều ngày tiếp xúc với nhiệt độ cao”.

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết