Hiệp định TPP có thể là bước ngoặt quy hoạch ngành thực phẩm chức năng Việt Nam
Doanh nghiệp TPCN được và mất gì khi hội nhập TPP?
7 kiến thức cơ bản về Hiệp định TPP doanh nghiệp cần biết
Hiệp định TPP: “Dao 2 lưỡi” với doanh nghiệp TPCN Việt Nam
Quảng cáo lố TPCN: Phản ánh chân thực hay lừa dối người tiêu dùng?
Việc nâng tầm để hội nhập quốc tế và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước là đòi hỏi bắt buộc với doanh nghiệp TPCN Việt Nam. Đơn cử như khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các doanh nghiệp sẽ phải thực hiện lộ trình hòa hợp tiêu chuẩn ASEAN, trong đó bắt buộc áp dụng GMP-HS vào năm 2020 (có thể là sớm hơn, vào năm 2018 theo kế hoạch của Bộ Y tế). Chính vì vậy, TPP sẽ buộc các ngành TPCN phải sớm quy hoạch lại, tái cấu trúc lại để tận dụng những thuận lợi, vượt qua những thách thức mà Hiệp định này mang lại.
Ngành TPCN cần sớm quy hoạch lại để nâng tầm hội nhập quốc tế
Theo DS. Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, TPP sẽ buộc các doanh nghiệp TPCN nội phải thay đổi mạnh mẽ: “Hiện nay, các công ty sản xuất TPCN nội đang phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu, thảo dược, bao bì, máy móc… từ Trung Quốc. Với những ưu đãi về thuế quan (với 90% dòng thuế được cắt giảm) cho các sản phẩm (kể cả nguyên liệu) từ các quốc gia trong TPP, các doanh nghiệp TPCN nội sẽ phải tính đến phương án giảm tối đa sự lệ thuộc vào Trung Quốc như hiện nay, nhất là khi Việt Nam là quốc gia có nguồn nguyên liệu, dược liệu có thể sử dụng cho sản xuất TPCN rất phong phú và đa dạng. Việc phát triển vùng dược liệu sạch có lẽ sẽ được các doanh nghiệp triển khai mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Trong khi đó, dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng các doanh nghiệp TPCN vừa và nhỏ cũng vẫn có cơ hội vươn lên nếu biết tận dụng những ưu đãi về đầu tư, công nghệ, khung khổ pháp lý, thương mại điện tử… mà TPP đem lại bởi rút kinh nghiệm từ các cuộc chơi Tổ chức Thương mại thế giới WTO và các Hiệp định tự do thương mại FTA song phương và đa phương trước đây, Hiệp định TPP có bao gồm các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại.
Theo khảo sát của Vietnam Report, có đến 49% số doanh nghiệp lạc quan về triển vọng mình sẽ được hưởng lợi từ những thay đổi về chính sách thuế sau khi Việt Nam ký kết hiệp định TPP. Điều này cho thấy niềm tin của doanh nghiệp vào một tương lai sáng lạn trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như hy vọng tích cực vào những đổi mới trong chính sách thuế đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Và doanh nghiệp TPCN Việt Nam cũng đã sẵn sàng cho TPP như thế!?
Bình luận của bạn