Hiệp định TPP khiến thị trường TPCN Việt Nam trở nên sôi động
Muốn bảo vệ não bộ, cải thiện trí nhớ thì dùng TPCN gì?
Giảm cholesterol, ngăn ngừa loãng xương với loại TPCN mới
Quảng cáo lố TPCN: Phản ánh chân thực hay lừa dối người tiêu dùng?
Tìm hiểu tem USP trong TPCN nhập khẩu từ Mỹ
TPP - Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) là Hiệp định thương mại tự do kinh tế với sự tham gia của nhiều nước khu vực châu Á Thái Bình Dương, theo cơ chế mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ và cả những lĩnh vực phi thương mại.
Ngày 6/10/2015, 12 quốc gia thành viên tham gia TTP đã hoàn tất các cuộc đàm phán. Với Việt Nam, đây là bước ngoặt đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế, là thách thức to lớn của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong ngành TPCN tại nước ta.
Doanh nghiệp TPCN Việt Nam được lợi gì?
Khi tham gia vào TPP, doanh nghiệp TPCN Việt Nam sẽ được xóa bỏ các loại thuế liên quan đến hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu TPCN giữa các nước thành viên, thiết lập những tiêu chuẩn nhằm tăng cường tự do thương mại, đầu tư nhằm mục đích đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, khiến thị trường TPCN trở nên sôi động và tạo thêm nhiều cơ hội việc làm.
Đặc biệt, hiệp định TPP còn là cơ hội cho các nước thành viên có mức độ phát triển ngành TPCN khác nhau nhưng chung tay giúp đỡ nhau cùng phát triển. Với Việt Nam, những nước thành viên TPP như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Singapore... là những đối tác đầu tư rất tiềm năng, tạo ra vô số cơ hội giúp thị trường TPCN Việt Nam phát triển vững mạnh.
Hơn nữa, TPP sẽ thúc đẩy quá trình xuất khẩu giữa các quốc gia thành viên của TPP nhờ những cam kết mở cửa thị trường. Điều này tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa giữa các bên. Chẳng hạn, các sản phẩm TPCN của Hoa Kỳ, Nhật Bản về tay người tiêu dùng Việt Nam sẽ có giá cả cạnh tranh hơn do thuế giảm/miễn thuế, trong khi các doanh nghiệp TPCN Việt Nam lại có cơ hội thuận lợi để mang các dòng sản phẩm của mình tới người tiêu dùng quốc tế.
Nhân viên Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Âu Cơ đang đóng gói bao bì TPCN (Ảnh: Nguyễn Hiệp H+)
Những thách thức mà doanh nghiệp TPCN Việt Nam phải đối mặt
Bên cạnh những ưu thế, doanh nghiệp TNCN cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro. Hàng TPCN ngoại vốn đã chiếm thị phần lớn ở Việt Nam, người Việt cũng có xu hướng “sính ngoại”. Vì vậy, doanh nghiệp TPCN cần xem xét, kiến nghị việc phân chia lại thị phần sao cho đồng đều, hai bên cùng có lợi. Thêm vào đó, với quy định giảm thuế/miễn thuế, thuận lợi hóa hải quan, minh bạch thủ tục thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh đầy khốc liệt của hàng nhập ngoại.
Hơn nữa, TPP là cái đà giúp nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng và giá cả sản phẩm TPCN của các doanh nghiệp Việt Nam. Với các doanh nghiệp, cạnh tranh sẽ giống như một sức ép, là một động lực lớn để doanh nghiệp luôn luôn chủ động đổi mới, cải thiện sản phẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam cũng đừng ngại ngùng hợp tác với các doanh nghiệp TPCN nước ngoài, thu hút các nhà đầu tư đến từ các thành viên TPP với công nghệ sản xuất TPCN hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, có đủ khả năng để cạnh tranh với các hàng nhập ngoại.
Địa điểm: Hội trường tầng 1, Cung Trí thức thành phố
(Địa chỉ: 80 Trần Thái Tông, P. Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội).
Thời gian: 8h30 - 12h, ngày 24/11/2015
Xác nhận tham dự: Điện thoại: 0904 401 102;
Email: [email protected]
Bình luận của bạn