Quảng cáo lố TPCN: Phản ánh chân thực hay lừa dối người tiêu dùng?

Quảng cáo của New Nordic không phù hợp với nội dung được cho phép

TPCN: Doanh nghiệp quảng cáo sai sự thật hại người, hại mình

Kim siêu vòng 3 bị "nhắc nhở" vì quảng cáo thuốc

Video: 5 quảng cáo quá đà về sức khỏe mà bạn đã tin

Quảng cáo sai phép Định Tâm Đan, Dược phẩm Quốc Gia bị phạt

Án phạt từ cơ quan Tiêu chuẩn Quảng cáo ASA

Các quảng cáo của hãng có nội dung về một người phụ nữ lớn tuổi đã sử dụng sản phẩm Blue Berry Eyebright Plus. Bà cho biết: “Bây giờ, tôi đã CÓ THỂ ĐỌC CUỐN TẠP CHÍ CỦA TÔI”. ASA kết luận rằng quảng cáo này đã vượt quá khả năng chấp nhận của châu Âu đối với những sản phẩm chứa vitamin A như Blue Berry Eyebright Plus bởi vì nó chỉ có công dụng duy trì thị lực bình thường mà không phải là tăng cường thị lực.

Sản phẩm Blue Berry Eyebright của New Nordic Thụy Điển

ASA cho biết ngay cả các thành phần trong sản phẩm là Euphrasia officinalis và Vaccinium myrtillus (việt quất) cũng chưa được cơ quan Y tế châu Âu chấp thuận.

Cơ quan Tiêu chuẩn Quảng cáo ASA là một Cơ quan áp dụng nghiêm ngặt các quy định về công bố dinh dưỡng và sức khỏe của các sản phẩm thực phẩm chức năng ở châu Âu.

“…Những quảng cáo của New Nordic đã vi phạm thông tin được phép ghi trên sản phẩm, thay vì duy trì các chức năng thị giác và võng mạc, nó lại mang hàm ý cải thiện thị lực”, ASA viết trong quyết định xử phạt, “Chúng tôi xem xét vấn đề này và gửi thông báo đến Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu”.

Phản ảnh chân thực hay lừa dối người tiêu dùng?

CEO của thương hiệu New Nordic, ông Karl Kristian Bergman Jensen không hài lòng với quyết định của ASA.

“Trong ngành thực phẩm chức năng và luật pháp của EU, người tiêu dùng được phép cung cấp những trải nghiệm của họ về sản phẩm, được điều chỉnh và kiểm duyệt bởi hãng và các nhà phân phối.”

“Một người dùng hoàn toàn có thể nhận xét sản phẩm Blue Berry Eyebright Plus có khả năng cải thiện thị lực của họ sau khi sử dụng sản phẩm. Chúng tôi lo lắng rằng ngành thực phẩm chức năng đang đánh mất lợi thế của việc phản ánh chân thực của người dùng về sản phẩm và những đánh giá tốt trên mạng internet”, ông Jensen cho biết thêm.

Trước đó, New Nordic cũng nhận phải phản ứng của dư luận Canada về quảng cáo mặc dù, những công bố sức khỏe này đã được Phòng Sản phẩm tự nhiên, Cục Y tế Canada thông qua.

ASA cho biết, “Vitamin A giúp duy trì một thị lực bình thường” là một biến thể có thể chấp nhận được của nội dung “Vitamin góp phần vào việc duy trì thị lực bình thường” đã được phê duyệt trước đó. Cách sử dụng ngôn từ và hình ảnh không được chuyển tải một thông điệp đi quá xa so với nội dung đã được phê duyệt, tránh gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.

Quảng cáo quá đà không thể đánh đổi được niềm tin người tiêu dùng

Peter Wennstrom – Chủ tịch kiêm người sáng lập công ty tư vấn Marketing Team Healthy nhấn mạnh việc tạo ra những công bố sức khỏe khiến người tiêu dùng lạc lối vào ma trận thông tin sẽ không thể giành được chiến thắng, chiếm được niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm.

“Tôi nghĩ rằng đây là một vấn đề lớn đối với truyền thông của ngành thực phẩm chức năng. Trong bối cảnh pháp lý hiện nay, chỉ cần một án phạt từ cơ quan quản lý có thể khiến cả một thương hiệu mất uy tín và sụp đổ”, ông Wennstrom cho biết, “Xây dựng thương hiệu và tạo dựng sự tin tưởng là cách tốt nhất để các hãng thực phẩm chức năng có được chỗ đứng vững chắc trong chăm sóc sức khỏe người dân”.

Tiêu Bắc H+ (Theo Nutraingredients)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thực phẩm chức năng