Hiệp định TPP: Cơ hội cho ngành thực phẩm chức năng (P.1)

Hiệp định TPP mở ra cơ hội lớn cho ngành thực phẩm chức năng Việt Nam

Doanh nghiệp TPCN được và mất gì khi hội nhập TPP?

7 kiến thức cơ bản về Hiệp định TPP doanh nghiệp cần biết

Hiệp định TPP: “Dao 2 lưỡi” với doanh nghiệp TPCN Việt Nam

Ra mắt TTPP Vina-link Hưng Yên

12 quốc gia với thị trường rộng lớn (800 triệu dân và 40% GDP) toàn cầu là cơ hội vô cùng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Với ngành TPCN, các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với những khách hàng tiềm năng có nhu cầu tiêu thụ TPCN hàng năm lên đến hơn 50 tỷ USD (số liệu của Công ty Nghiên cứu thị trường Persistence tháng 4/2015). Đơn cử như Mỹ, với nhu cầu lớn về TPCN lên đến 32 tỷ USD/năm, doanh nghiệp TPCN sẽ dễ dàng hơn trong việc thâm nhập một trong những thị trường khó tính nhất toàn cầu (nhưng cũng là thị trường “béo bở” nhất).

Theo quy định hiện tại, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đang trao khá nhiều quyền cho doanh nghiệp TPCN nhưng thực chất lại giám sát rất chặt. FDA không tiến hành đánh giá (evaluate) các sản phẩm TPCN (dietary supplement, functional food, natural health product, dietetic food, therapeutic good…) mà trao quyền công bố cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, thị trường TPCN Mỹ tuy có nhu cầu lớn nhưng vẫn là sân chơi ngoài tầm với của doanh nghiệp TPCN Việt do không chứng minh được về chất lượng để từ đó tiếp cận với người dân tại quốc gia này.

Hiệp định TPP mở ra thị trường rộng lớn 800 triệu dân và 40% GDP

Tuy nhiên, với Hiệp định TPP, Mỹ (cụ thể là Bộ Thương mại, Bộ Y tế Mỹ, FDA…) sẽ phải xem xét lại cách tiếp cận về chính sách với mỹ phẩm, thiết bị y tế, dược phẩm và nhiều sản phẩm khác trong đó có TPCN. Theo cam kết trong TPP, Mỹ cũng sẽ xóa bỏ các quy trình kiểm tra và chứng nhận trùng lặp đối với các sản phẩm và thiết lập các quy trình dễ dàng hơn giúp các doanh nghiệp tiếp cận được thị trường.

Như vậy, danh mục được phép có mặt trong TPCN theo Luật Sức khỏe và Giáo dục về TPCN (DSHEA), danh mục có trong Dược điển Hoa Kỳ, thủ tục thông báo trước tới 75 ngày trước khi nhập khẩu hay quy chuẩn DS cGMP (GMP hiện hành cho TPCN của Mỹ), quy định về quy mô doanh nghiệp TPCN… sẽ phải được Mỹ xem xét lại để phù hợp với quy định của các quốc gia thành viên TPP. Nói cách khác, Mỹ sẽ phải cởi mở hơn trong việc quản lý TPCN với các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp TPCN đến từ Việt Nam thay vì dựng lên rất nhiều rào cản kỹ thuật với TPCN như hiện nay. 

Không chỉ với Mỹ, TPP sẽ giúp tạo ra sự thống nhất quản lý TPCN tại 11 quốc gia khác trong khối TPP, trong đó có những thị trường lớn như Canada, Australia, Nhật Bản… Trong cuộc chơi đó, các tiêu chuẩn cGMP, GMP, GACP, HACCP, ISO… (và có thể là các tiêu chuẩn tương đương khác) sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp TPCN Việt Nam thâm nhập được các thị trường đầy tiềm năng này. Ngoài ra, những ưu đãi về thuế quan, chính sách đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, cải cách hành chính… cũng là những thuận lợi nếu các doanh nghiệp TPCN Việt Nam biết tận dụng thời cơ mà TPP đem lại.

Hội thảo: "Doanh nghiệp Thực phẩm chức năng với hội nhập TPP: Những điều cần lưu ý".

Địa điểm: Hội trường tầng 1, Cung Trí thức thành phố
(Địa chỉ: 80 Trần Thái Tông, P. Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội).

Thời gian: 8h30 - 12h, ngày 24/11/2015

Xác nhận tham dự: Điện thoại: 0904 401 102;
Email: [email protected]

Minh Minh H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng