TP.HCM hoàn tất chế tạo bộ định vị quản lý phóng xạ

Hộp định vị gắn lên thiết bị chứa phóng xạ. Ảnh: Duy Trần

Tìm ra tung tích thiết bị phóng xạ thất lạc?

Phóng xạ thất lạc ở Vũng Tàu có thể gây ung thư

"Phát hiện" nguồn phóng xạ trong bãi rác như thế nào?

Hạt phóng xạ có thể điều trị tận gốc bệnh ung thư vú

Chiều 10/4, Trung tâm nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch (ICD REC) cho biết đã hoàn thành thử nghiệm lần 2 việc gắn định vị trên thiết bị phóng xạ. “Trung tâm hiện chỉ còn chờ kế hoạch đưa đi gắn của Sở Khoa học Công nghệ thành phố”, một cán bộ của trung tâm nói.

Bộ định vị có 2 bộ phận gồm phần khung thép (tùy kích cỡ) bo quanh thiết bị chứa chất phóng xạ và một hộp định vị hình chữ nhật (kích thước 5 x 12cm) bằng nhựa chứa các vi mạch điều khiển. Hộp định vị được phát triển dựa trên con chip SG8V1 (chíp đầu tiên của Việt Nam do ICD REC chế tạo), hệ thống GPS, hệ thống báo tin GSM/GPRS, nguồn điện, đèn led... ICD REC là đơn vị được UBND TP.HCM giao phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ chế tạo hệ thống định vị gắn lên thiết bị phóng xạ sau vụ việc công ty Apave – châu Á – Thái Bình Dương để thất lạc tháng 9 năm ngoái. Qua nhiều nghiên cứu, thiết bị này đã sẵn sàng đưa vào sử dụng.

Thạc sỹ Nguyễn Tấn Thịnh - Trưởng phòng Application (ICD REC), cho biết, sau khi gắn định vị lên thiết bị chứa phóng xạ, thiết bị này sẽ được quản lý bởi một phần mềm trực tuyến. “Khi thiết bị chứa phóng xạ đứng yên, cứ 10 giờ, định vị sẽ gửi thông tin về vị trí, nồng độ phóng xạ 1 lần. Nếu thiết bị di chuyển, cứ 1 phút, định vị sẽ gởi thông báo về trung tâm”, thạc sỹ Thịnh giải thích.

Bộ định vị có 2 phần là khung thép và hộp nhựa hình chữ nhật chứa vi mạnh. Hộp nhựa được khung thép bảo vệ an toàn. Ảnh: Duy Trần

Ngoài ra, khi di chuyển, phần mềm trực tuyến cũng vẽ lại hành trình của thiết bị để quản lý. Cùng một lúc, phần mềm này có thể quản lý được 10.000 hoặc thậm chí 50.000 định vị.

Bộ định vị được thiết kế gọn, dễ sử dụng, pin dùng khoảng một năm. Nếu bộ định vị bị tháo rời khỏi thiết bị hoặc có tác động gỡ bỏ, hệ thống sẽ ngay lập tức gửi cảnh báo khẩn về trung tâm. “Khi đó, chúng tôi sẽ báo cơ quan chức năng về vị trí của thiết bị để xử lý”, thạc sỹ Thịnh nói.

Ông Đỗ Nam Trung - Trưởng phòng Quản lý Công nghệ, Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM, cho biết, từ ngày 8 - 13/4, Sở sẽ lên kế hoạch gắn định vị trên thiết bị có chứa phóng xạ. Năm bộ định vị đầu tiên được gắn lên các thiết bị ở công ty từng để thất lạc thiết bị phóng xạ vào năm. “Gắn định vị cho thiết bị phóng xạ là việc cấp thiết, từ đây đến cuối năm 2015, sở KHCN sẽ triển khai gắn cho tất cả các thiết bị đang hoạt động”, ông Trung nói.

Theo sở Khoa học Công nghệ, hiện TP.HCM hiện có 200 thiết bị chứa phóng xạ, trong đó 124 thiết bị thường xuyên phải di chuyển. Ngoài vụ mất phóng thiết bị phóng xạ của TP.HCM, gần đây, nguồn phóng xạ Co-60 tại nhà máy luyện thép Pomina 3 (KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành) cũng bị thất lạc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Xã hội