- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Giãn tĩnh mạch ở chân khi mang thai là tình trạng xảy ra phổ biến ở nhiều bà bầu
5 thói quen hàng ngày có thể khiến bạn bị suy giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch chân khi mang thai phải làm sao?
6 lợi ích của hạt dẻ ngựa với bệnh suy giãn tĩnh mạch
Đâu là biện pháp làm giảm lo lắng, giảm đau khi phẫu thuật?
TS. Rupal Gupta - chuyên gia y tế tại website Kidshealth trả lời:
Theo những gì bạn mô tả thì có lẽ bạn đang bị chứng giãn tĩnh mạch chân trong thai kỳ. Đây là hiện tượng khá phổ biến và ít khi gây ra nguy hiểm cho bà bầu. Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch chân được biết đến là do áp lực của tử cung tác động tới các tĩnh mạch lớn vận chuyển máu từ vùng chi dưới trở về tim, khiến chúng bị giãn ra.
Giãn tĩnh mạch thường thấy ở chân, vùng sinh dục và trực trạng (bệnh trĩ cũng là một dạng của giãn tĩnh mạch). Trong một số trường hợp, giãn tĩnh mạch cũng có thể gây ngứa, khó chịu, hoặc thậm chí đau đớn. Bệnh có xu hướng di truyền, do đó nếu mẹ của bạn bị giãn tĩnh mạch khi mang thai thì bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này trong thai kỳ.
Giãn tĩnh mạch chân là do áp lực của tử cung gây ra
Dưới đây là một vài lưu ý có thể giúp bạn làm giảm các triệu chứng và tình trạng đau khi bị giãn tĩnh mạch:
- Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, di chuyển nhiều hơn và tránh ngồi, hoặc đứng ở 1 tư thế quá lâu.
- Không nên ngồi chéo chân
- Kê cao chân khi ngồi hoặc khi nằm, nó sẽ giúp giảm áp lực máu dồn xuống phần chi dưới.
- Sử dụng tất chun, hay còn gọi là vớ y khoa, tất áp lực…, một trong những loại quần giúp bóp nhẹ các cơ chân và tĩnh mạch để hỗ trợ đẩy máu trở lại tim. Tuy nhiên, cần lưu ý là bạn nên tìm mua loại tất phù hợp với mình, tránh đi tất quá chật, bởi nó sẽ gây giảm lưu thông máu, thậm chí phản tác dụng.
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ trước khi thực hiện.
- Nằm ngủ nghiêng về bên trái sẽ giúp làm giảm áp lực tới các tĩnh mạch chính của cơ thể thấp hơn so với nằm nghiêng về bên phải.
- Nếu thấy tĩnh mạch trở nên cứng, nóng, đau đớn, hoặc vùng da xung quanh bị đỏ, hãy gọi ngay cho bác sỹ của bạn, bởi đây có thể là dấu hiệu khi bệnh nặng hơn.
Giãn tĩnh mạch thường sẽ giảm đi sau khi bạn sinh, khi tử cung không còn gây áp lực vào các tĩnh mạch chính. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên đi khám lại để được bác sỹ kiểm tra và tư vấn.
Bình luận của bạn