Sử dụng quả bóng căng thẳng, nói chuyện với y tá... có thể giúp bạn giảm đau
Nguy cơ sỏi mật tăng cao sau phẫu thuật cắt bỏ đại tràng
BV Bạch Mai lần đầu tiên sử dụng Robot để phẫu thuật khớp và thần kinh
4 sai lầm thường gặp trong điều trị suy giãn tĩnh mạch
Tất y khoa: Giải pháp đơn giản cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Một số ca phẫu thuật, điển hình nhất là phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch cần được thực hiện khi người bệnh hoàn toàn tỉnh táo. Suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở phần bắp chân hoặc bàn chân của phụ nữ gây ra các cơn đau đớn vô cùng khó chịu.
Phẫu thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch khá đơn giản, nhằm mục đích đóng, cắt bỏ đoạn tĩnh mạch bị tổn thương. Người bệnh chỉ cần gây tê cục bộ, do vậy họ vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong toàn bộ quá trình phẫu thuật. Điều này có thể khiến người bệnh trở nên lo lắng, nhạy cảm quá mức, chưa kể họ vẫn có thể cảm thấy một số cảm giác bỏng, rát nhẹ khó chịu có thể ảnh hưởng tới quá trình phẫu thuật.
Sử dụng bóng căng thẳng có thể giúp giảm đau, căng thẳng khi phẫu thuật
Các nhà khoa học từ Đại học Surrey (Anh) đã tiến hành nghiên cứu trên 398 bệnh nhân thực hiện phẫu thuật suy giãn tĩnh mạch, nhằm tìm ra biện pháp làm giảm đau, giảm lo lắng tốt nhất cho người bệnh. Họ chia những người tham gia nghiên cứu thành 5 nhóm: Những người được phẫu thuật bình thường; Nhóm được cho nghe nhạc trong quá trình phẫu thuật; Nhóm thứ ba xem DVD; Nhóm thứ tư nói chuyện với y tá và nhóm cuối cùng được yêu cầu nắn, bóp quả bóng căng thẳng (stress ball) trong suốt quá trình phẫu thuật.
Ngay sau khi ca phẫu thuật kết thúc, người bệnh sẽ được đánh giá mức độ lo lắng và cảm giác đau thông qua một bảng hỏi ngắn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghe nhạc không làm giảm cảm giác lo lắng cũng như đau đớn của người bệnh. Những người bệnh được xem DVD cho biết cảm giác lo lắng đã giảm đi ít nhất 25% so với những người phẫu thuật bình thường. Tuy nhiên xem DVD cũng không làm họ giảm cảm giác đau.
Những người bệnh trò chuyện cùng y tá trong suốt quá trình phẫu thuật cho biết mức độ lo lắng của họ giảm 30%, cảm giác đau giảm 16%. Cuối cùng, những người sử dụng bóng căng thẳng cho biết mức độ lo lắng của họ giảm 18% nhưng giảm đau được tới 22% so với những người phẫu thuật bình thường.
Các tác giả nghiên cứu cho biết: “Việc quản lý lo âu và quản lý các cơn đau rất quan trọng để ca phẫu thuật có thể được tiến hành suôn sẻ. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các biện pháp giảm đau, giảm lo lắng cho bệnh nhân nên được áp dụng vào thực tế để giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn trong các ca phẫu thuật yêu cầu người bệnh tỉnh táo”. Các biện pháp này cũng có thể được áp dụng trong các thủ thuật nội soi hay trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
Bình luận của bạn