Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý liên quan nhiều đến chế độ ăn uống và làm việc.
Giãn tĩnh mạch chân khi mang thai phải làm sao?
6 lợi ích của hạt dẻ ngựa với bệnh suy giãn tĩnh mạch
Đâu là biện pháp làm giảm lo lắng, giảm đau khi phẫu thuật?
5 điều bạn nên biết về giãn tĩnh mạch
Đứng trong nhiều giờ đồng hồ
Đứng một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ có thể gây suy giãn tĩnh mạch. Nguyên nhân là do máu trong các tĩnh mạch chân sẽ ứ lại, làm tăng áp lực trong tĩnh mạch khiến van trong lòng tĩnh mạch bị tổn thương và xuất hiện dòng máu chảy ngược.
Đứng quá nhiều dễ bị bệnh
Ngồi lâu
Ngồi nhiều giờ một ngày, ít vận động thể chất làm cản trở sự lưu thông máu và làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
Đi giày cao gót
Đi giày dép cao làm cho trọng lượng cơ thể dồn lên hai chân, tăng áp lực lên thành mạch, cản trở sự lưu thông máu trong cơ thể và gây suy giãn tĩnh mạch. Đây cũng chính là lý do mà tỷ lệ nữ giới mặc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân cao hơn nam giới.
Đi giày cao gót nhiều dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch
Ăn nhiều muối
Ăn nhiều muối khiến cơ thể bị giữ nước. Điều này làm tăng áp lực lên tĩnh mạch và làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.
Ngồi vắt chéo chân
Ngồi vắt chéo chân là thói quen phổ biến của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Tuy nhiên, thường xuyên ngồi ở tư thế này có thể gây áp lực lên hông và chân của bạn làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch. Khi bạn ngồi vắt chân, áp lực tĩnh mạch sẽ tăng lên, cản trở máu lưu thông, khiến các van mạch máu thu hẹp và yếu dần. Điều này có thể gây tụ máu ở chân và làm tĩnh mạch sưng lên.
Ngồi vắt chéo chân là nguyên nhân thường gặp gây suy giãn tĩnh mạch
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không nguy hại trực tiếp đến tính mạng nhưng nó lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. bệnh về lâu dài sẽ gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như khả năng lao động của người bệnh. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ vô cùng nguy hiểm. Nghiêm trọng là tình trạng hình các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, các cục máu đông này có thể gây tắc mạch máu tại chỗ hoặc di chuyển gây tắc mạch chỗ khác, trong đó là nguy hiểm nhất là tắc mạch phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Dấu hiện ban đầu của suy giãn tĩnh mạch thường không biểu hiện rõ nên người bệnh thường nhầm tưởng mình bị các bệnh về xương khớp hoặc thiếu calci. Hầu hết bệnh nhân chỉ đi thăm khám bệnh khi căn bệnh này đã chuyển biến tiêu cực sau một thời gian dài với các biến chứng phức tạp, việc điều trị rất khó khăn và tốn kém. Do đó bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện, các cơ sở y tế để thăm khám bệnh khi có các triệu chứng đau chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, bị chuột rút vào buổi tối, có cảm giác bị châm chích như kiến bò ở cẳng chân về đêm… Bởi những dấu hiệu trên cảnh bảo bạn đang bị suy giãn tĩnh mạch chân.
Bình luận của bạn