Trẻ dễ bị hóc khi ăn các loại kẹo, hạt dưa, hạt hướng dương ngày Tết
Ho 4 năm mới phát hiện hạt hồng xiêm trong phế quản
Trẻ hóc dị vật: Tai nạn phổ biến ngày Tết
Liên tiếp các ca trẻ nhập viện vì hóc dị vật
Sơ cứu khi trẻ hóc dị vật
PGS.TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy - Trưởng bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội
Chào bạn!
Hàng năm có nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra do hóc dị vật. Có trường hợp gây tắc nghẽn đường thở còn dẫn đến tử vong. Có nhiều trường hợp cứu sống được nhưng do dị vật hóc quá lâu gây ra tình trạng thiếu oxy rất lâu dẫn đến những biến chứng tinh thần, vận động sau này.
Hạt dưa, hạt bí, hạt nho khô, đứa bé ăn nô đùa, làm cho thay vì vào đường tiêu hóa nó lại vào đường thở, gây sặc. Bố mẹ cần phải cảnh giác. Xử lý sơ cứu, điều đầu tiên là không nên để dị vật rơi vào đường thở, đó là biện pháp tốt nhất. Trẻ con đặc biệt từ 6 tháng đến 4 - 5 tuổi rất dễ bị dị vật, khi ăn uống nên ngồi một chỗ không nên nô đùa, làm động tác có phản xạ. Nếu trẻ khóc, ho, tím tái, cần xử trí. Tuy nhiên, nếu bố mẹ móc vào, thì làm cho dị vật càng sâu, phù nề hơn. Chúng ta nên động viên trẻ nhè ra.
Nếu cấp cứu, bế thốc xuống để đầu hướng xuống đất, vỗ đứa trẻ để dị vật rơi ra rồi đưa cấp cứu. Có vài khả năng xảy ra như: 1. ho và dị vật rơi ra. 2. Tắc ngay tại đó, gây khó thở, tím tái. 3. Tịt xuống dưới phổi, không có cách nào gỡ ra được, trường hợp này phải nhờ đến nhân viên y tế nội soi phế quản, gây mê mới làm được.
Để tránh trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ nên tránh để bé nô đùa, cười đùa nhiều, chạy nhanh khi ăn là biện pháp ưu tiên phòng ngừa hàng đầu, khuyến khích bé nhè ra nếu chẳng may bị hóc hoặc bế bé ngược lên, đầu dốc xuống, vỗ lưng để dị vật rơi ra, và nếu trường hợp hóc quá sâu thì đưa đi cấp cứu kịp thời.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn