- Chuyên đề:
- Tiêm vaccine
Cần theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trước và sau khi tiêm chủng
Mang thai sau khi tiêm phòng vài ngày có sao không?
Cuối tháng 3 bắt đầu tiêm ngừa sởi - rubella cho học sinh THPT
Làm thế nào để tránh trẻ bị sốc phản vệ sau tiêm phòng?
Việt Nam mở rộng thử nghiệm vaccine tiêm phòng bại liệt tự sản xuất IPOVAC
TS Trần Như Dương - Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết:
Chào bạn!
Theo lịch tiêm phòng thì con của bạn đã đủ tháng tuổi để tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng quốc gia đối với tất cả những trẻ khỏe mạnh. Riêng những trẻ có tiền sử dị ứng hoặc sốc do tiêm ngừa trong những lần trước, cũng như do thuốc hoặc thực phẩm thì tất cả cần được bác sỹ xem xét lại. Vì thế, một trẻ trước khi tiêm phòng cần được bác sỹ khám tổng quát cũng như ở lại cơ sở y tế sau tiêm phòng 30 phút. Điều này hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong an toàn tiêm chủng.
Trong trường hợp của con bạn sau tiêm phòng lao và viêm gan B thì bị tím tái, nguyên nhân tím tái có thể không phải do vaccine. Trẻ có thể bị tím tái tạm thời do ngưng thở, trào ngược dạ dày thực quản, sặc sữa hoặc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh... Vấn đề yếu tố gia đình có người dị ứng cũng là yếu tố cần được xem xét nhưng không phải là chống chỉ định tiêm phòng. Bác sỹ sẽ cân nhắc trước lợi ích của việc tiêm phòng và những bất lợi do vaccine với bé để quyết định có cho bé tiêm phòng hay không.
Như vậy có rất nhiều vấn đề cần phải khai thác và thăm khám trước khi trẻ được tiêm phòng. Bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được tư vấn, khám cho bé cũng như phát hiện những bất thường nếu có. Nếu trẻ không có chống chỉ định tiêm phòng mà tiêm phòng muộn thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!
Bình luận của bạn