Khi nào có thể bấm lỗ tai cho trẻ?

Cha mẹ cần chú ý chăm sóc lỗ tai bé để tránh nhiễm trùng

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn chuối trứng cuốc?

Bong tróc da tay khi tiếp xúc với xà phòng là bệnh gì?

Người bố suýt mất con cảnh báo bệnh chết người nếu không rửa tay

Bị 4 bệnh sau, uống kháng sinh càng lâu khỏi

BS.CK1 Lê Thị Cẩm Giang - Khoa Sơ Sinh,  BV Từ Dũ, cho biết:

Chào bạn! 

Độ tuổi thích hợp để bạn bấm lỗ tai cho bé là lúc bé được 7 tháng tuổi trở lên. Vì ở độ tuổi này, bé có thể chịu được đau một chút và cơ thể bé cũng dễ dàng chữa lành vết thương nhẹ từ việc bấm lỗ tai.

Tuy nhiên, việc bấm lỗ tai cho bé có thể gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại.  Bình thường, sau khi bấm lỗ tai, bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ tổn thương cho da và sẽ mất thời gian ngắn để chữa lành. Trong thời gian này các em bé có thể phải đối mặt với một số vấn đề như nhiễm trùng, bị sẹo và một số bệnh tật do bấm lỗ tai: 

Nhiễm trùng: Trẻ bấm lỗ tai có thể gây nhiễm trùng vết thương do các dụng cụ dùng để bấm lỗ tai chưa được khử trùng sạch sẽ. Điều này có thể gây chảy máu, áp xe nghiêm trọng. Trẻ cũng có thể có phản ứng dị ứng, đau và kích thích xung quanh vết thương do nhiễm trùng. 

Sẹo lồi: Nguyên nhân là do những mô phát triển xung quanh lỗ tai. Chúng có thể gây nhiễm trùng và dẫn đến áp xe quanh vết thương. 

Lỗ tai không đồng đều: Trẻ nhỏ thường hay chuyển động bất ngờ, điều này có thể khiến việc bấm lỗ tai không đều 2 bên. 

Để tránh những nguy hiểm khi trẻ bấm lỗ tai, bạn cần lưu ý một số điều sau: Những người bấm lỗ tai cho bé nên là bác sỹ, y tá hay những chuyên gia có kinh nghiệm. Dụng cụ để bấm lỗ tai phải tuyệt đối vô trùng. Sau khi bấm lỗ tai, bạn phải thường xuyên sát trùng ở vị trí bấm lỗ tai. Rửa tay thật sạch trước khi chạm vào vị trí bấm lỗ tai của bé. Đảm bảo trẻ đang được đeo bông tai liên tục trong những tháng đầu sau khi bấm lỗ tai. Không tháo bông tai ra khỏi lỗ tai mới bấm, đặc biệt khi tai còn đang sưng hay bị kích ứng. Tuyệt đối không bỏ hoa tai ra sớm vì lỗ tai của trẻ có thể bị tịt nhanh chóng. 

Khi thấy trẻ có dấu hiệu như tai bị sưng, có mủ, đổi màu... thì cần đưa trẻ tới khám bác sỹ vì rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng nặng. 

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Gia Hân H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị