- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Khó thở khi mang thai, hụt hơi khi mang thai là tình trạng khá phổ biến
Đau lưng, vai gáy kèm khó thở là mắc bệnh gì?
5 cách giúp bà bầu giảm khó thở, hụt hơi trong 3 tháng cuối thai kỳ
Mệt mỏi, khó thở, nói kém sau phẫu thuật khối u tuyến giáp có nguy hiểm?
6 cách làm hết ngạt mũi, dễ thở ngay tức khắc
Bác sỹ Elana Pearl Ben-Joseph - Trung tâm Truyền thông Nemours về lĩnh vực chăm sóc y tế cho trẻ em (Nemours Center for Children's Health Media), trả lời:
Chào bạn!
Hụt hơi khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Thông thường, điều này không có gì phải lo lắng, nhưng tốt nhất bạn nên hỏi bác sỹ theo dõi thai kỳ của bạn, vì có rất nhiều vấn đề có thể gây hụt hơi.
Khi mang thai, hơi thở của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng hormone progesterone, khiến bạn thở sâu hơn. Điều này có thể làm cho bạn cảm thấy như thể bạn đang phải cố gắng để hít thở. Hít thở cũng có thể trở nên khó khăn hơn khi tử cung ngày càng lớn và chiếm nhiều không gian, gây áp lực lên cơ hoành (cơ dưới phổi).
Khi em bé "tụt" xuống vùng chậu khi gần đến ngày sinh nở, bạn sẽ cảm thấy dễ thở hơn một chút. Trong thời gian chờ đợi, bạn hãy thử làm những điều sau để giảm khó thở khi mang thai:
- Đứng hay ngồi với tư thế phù hợp (tránh ngồi rũ xuống hoặc vai thõng xuống khi đứng - điều này có thể không cho phổi của bạn có đủ chỗ để mở rộng khi thở).
- Khi ngủ, dùng gối kê để làm giảm áp lực mà tử cung ép lên phổi.
- Đừng tập thể dục quá nhiều và quá nặng, chỉ cần đi bộ xung quanh hoặc làm việc nhà. Theo dõi các tín hiệu của cơ thể, tập chậm hoặc dừng lại nếu thấy có bất thường.
Nếu bạn thở hổn hển, có vẻ nặng hơn, hoặc có kèm theo đau, ho, thở khò khè hoặc đánh trống ngực, hãy báo cho bác sỹ biết. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy có vấn đề bất thường.
Bình luận của bạn