Thời gian ngủ tăng lên, cơ thể có thể giảm khoảng 10 gr đường cũng như carbohydrate/ngày
Ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có thể làm bệnh thận nghiêm trọng hơn
Video: Mất ngủ, thiếu ngủ dễ bị béo phì
Trẻ ngủ không đủ giấc dễ mắc đái tháo đường type 2
Video: Điều gì xảy ra với não bộ khi bạn thiếu ngủ?
Các nhà khoa học tại trường King's College London (Anh) vừa mới tiến hành một nghiên cứu về giấc ngủ và chế độ ăn uống.
TS. Wendy Hall, khoa Dinh dưỡng, ở King's College London và nhóm nghiên cứu đã thí điểm một can thiệp đơn giản có thể làm tăng thời gian ngủ ở một nhóm người lớn. Để kéo dài thời gian ngủ vào ban đêm, 21 người có giấc ngủ ngắn tham gia nghiên cứu được gợi ý: Không uống cà phê, thư giãn bằng cách tắm nước ấm... trước khi đi ngủ.
7 ngày sau đó, những người này được đeo một cảm biến chuyển động nhằm phát hiện chính xác họ ngủ được bao lâu. Cùng với đó, các nhà nghiên cứu cũng tiến hành theo dõi lượng dinh dưỡng trong suốt giai đoạn nghiên cứu.
Kết quả, 86% người tham gia nghiên cứu đã có thể kéo dài giấc ngủ. Trong đó, 50% tăng được khoảng 52-90 phút ngủ/ngày.
Cơ thể có thể giảm lượng carbohydrate khi giấc ngủ kéo dài
Dựa vào nhật ký chế độ ăn uống của những người tham gia nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện, thời gian ngủ tăng lên đã giảm được khoảng 10 gr carbohydrate mỗi ngày. Nhờ đó mà giảm được nguy cơ béo phì.
TS. Wendy Hall cho biết: “Tăng thời gian ngủ dẫn đến giảm lượng đường, vì đơn giản, khi ngủ bạn sẽ không ăn gì. Các nhà sản xuất thường thêm đường vào thực phẩm (đặc biệt là thức ăn chế biến sẵn), hoặc được cho thêm vào các món ăn khi nấu ăn ở nhà và nước trái cây...".
Theo nhà nghiên cứu Haya Al Khatib (trường King's College London), thói quen ngủ có thể thay đổi dễ dàng ở người lớn khỏe mạnh. Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kéo dài giấc ngủ và ngược lại, chế độ ăn kém chất lượng sẽ mang lại cho bạn giấc ngủ ngắn.
Bình luận của bạn